CụcĐầu tưnước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, lũy kế đến tháng 6/2015, Ấn Độ có 101dự ánđầu tư còn hiệu lực và tổng vốn đầu tư đăng ký gần 400 triệu USD, đứng thứ 30/103 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Bình quân một dự án của Ấn Độ tại Việt Nam có số vốn đăng ký gần 4 triệu USD, thấp hơn mức trung bình của một dự ánFDItại Việt Nam hiện nay là khoảng hơn 14 triệu USD.
Các nhà đầu tư Ấn Độ đã đầu tư vào 13/21 ngành kinh tế trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam.
Trong đó, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 42 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 231,6 triệu USD (chiếm 58% vốn đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam). Ngành khai khoáng đứng thứ hai, có 3 dự án nhưng tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 86 triệu USD (chiếm 21,5% vốn đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam).
Ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa đứng thứ ba, thu hút được 19 dự án và hơn 52 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 21,5% vốn đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam). Còn lại là một số ngành khác.
Các dự án của Ấn Độ chủ yếu tập trung vào hình thức 100% vốn nước ngoài với 79 dự án và 289,5 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 72% vốn đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam).
Đứng thứ hai là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh thu hút được 4 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 86,3 triệu USD (chiếm 22% vốn đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam). Còn lại là hình thức liên doanh có 18 dự án và 23,6 triệu USD vốn đầu tư đăng ký (chiếm 6% vốn đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam).
Vốn đầu tư của Ấn Độ phân bổ ở 23/63 tỉnh, thành của Việt Nam (tính cả khu vực dầu khí ngoài khơi). Trong đó, khu vực dầu khí dẫn đầu nhờ thu hút được 3 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký 86 triệu USD (chiếm 21,5% vốn đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam).
Tỉnh Bắc Ninh xếp thứ hai, thu hút được 3 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 60,5 triệu USD (chiếm 15,1% vốn đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam). TP. HCM thu hút được 36 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 54,9 triệu USD (chiếm 13,8% vốn đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam), đứng thứ ba về thu hút FDI của Ấn Độ.
Dự án lớn nhất của Ấn Độ tại Việt Nam tính tới thời điểm hiện nay là dự án Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Việt Hưng, tổng vốn đầu tư đăng ký 47,6 triệu USD, cấp phép ngày19/1/2015của nhà đầu tư Công ty Cổ phần Uniben, hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thực phẩm, gia vị, rau quả tại TP. HCM.
Việt Nam và Ấn Độ hiện đã ký các Hiệp định Thương mại, Tránh đánh thuế hai lần, Khuyến khích và bảo hộ Đầu tư… Tuy nhiên, kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài của Ấn Độ vào Việt Nam cho đến nay còn khá khiêm tốn.
Cục Đầu tư nước ngoài khuyến nghị, trong thời gian tới, cần có các biện pháp xúc tiến đầu tư thích hợp để thu hút hơn nữa các nhà đầu tư Ấn Độ đầu tư vào các lĩnh vực mà Ấn Độ có lợi thế như công nghệ thông tin, khai khoáng với mục tiêu công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có hiệu quả nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
VŨ TUẤN theo BizLive