Cạnh tranh với các “gã khổng lồ”
Bằng bản lĩnh của một nhân vật khởi nghiệp, CEO của Aloha đã vượt lên tất cả để xây dựng thành công chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh thuần Việt.
Mấy năm qua, bên cạnh những gã khổng lồ như McDonald’s, KFC, Jollibee… ở nhiều tỉnh thành phía Nam xuất hiện một thương hiệu thuần Việt đã âm thầm chinh phục thực khách.
Ngày hôm qua, 30/12, Aloha vừa khai trương cửa hàng thứ 14 tại Co.opMart Đồng Phú (tỉnh Bình Phước). Còn trước đó, đã có 13 cửa hàng Aloha hiện diện ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành phía Nam: trung tâm thương mại Củ Chi (TP HCM), Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh), Cần Giuộc (tỉnh Long An), Mỹ Tho (Long An), và tại các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa, Cần Thơ, Kiên Giang…
Thực khách đến với Aloha Đồng Phú (Bình Phước) ngày 30/12 rất phong phú về độ tuổi và ai cũng hào hứng với thức ăn nhanh kiểu Việt
|
Cách đây hơn ba năm, hai vợ chồng ông bà chủ Aloha vừa thất bại nặng nề với xưởng may gia công, ôm nợ ngân hàng về trả lương cho cán bộ nhân viên, buộc phải đóng cửa xưởng để cắt lỗ.
Bà Phạm Thị Thanh Phượng – CEO của Aloha hồi ức: “Trong những ngày tháng lao đao ấy, doanh nghiệp thất bại, vợ chồng mỗi người đều muốn lao ra đường tìm lối đi mới, nhưng nhìn đâu cũng thấy khó khăn cản trở, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, vừa mệt vừa nản, không khí trong nhà lúc nào cũng căng như sợi dây đàn, mâu thuẫn có thể nổ ra vì bất cứ chuyện gì. Nhưng cũng chính trong khó khăn mịt mù, ý tưởng mới đã nảy tới. Cho dù làm bất cứ công việc gì thì cũng phải ăn uống, nên tiềm năng của thị trường này rất lớn” – Bà Phượng nói.
Điều gì dẫn tới sự thành công nhanh chóng của một startup vừa bước qua đổ vỡ? Khi mà xông vào thị trường thức ăn nhanh tức là cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu lớn nhất toàn cầu xuất hiện nhan nhản ở các trung tâm thương mại lớn nhất trong các đô thị hiện đại.
Nhân viên Aloha mời khách tới thử món ở cửa hàng Đồng Phú (Bình Phước)
|
Nét riêng biệt của thương hiệu Việt
Aloha gây bất ngờ với hình ảnh thức ăn nhanh kiểu Việt, fast food có … lẩu hải sản.
“Thị trường thức ăn nhanh đang rất thu hút giới trẻ do vừa tiện dụng vừa hợp khẩu vị, nhưng đa phần các hãng đồ ăn nhanh đều chỉ được phát triển từ thương hiệu lớn đã thành công của thế giới chưa chắc đã có độ phù hợp cao với người tiêu dùng bản địa. Thế nên chúng tôi quyết định Aloha sẽ có sự hòa trộn giữa văn hóa ẩm thực của thế giới lẫn ẩm thực Việt để có được nét riêng biệt” – Bà Phạm Thị Thanh Phượng nhấn mạnh.
Khác với đặc thù của các thương hiệu thức ăn nhanh khác hầu như 100% khách hàng là người trẻ, người lớn chỉ có thể đi cùng để… trả tiền, Aloha đón khách đủ mọi lứa tuổi và giới tính. Không có cảnh người lớn đi cùng thở dài nẫu ruột mắng “bọn dở hơi” cứ thích kéo nhau đi ăn mấy thứ “ba lăng nhăng”.
Khách trẻ thì chọn mì cay còn khách hàng trung tuổi này lại chọn uống trà sữa
|
Một bà mẹ đưa con đi ăn tại Aloha và say sưa chụp hình hai "thiên thần nhỏ"
|
Trong tiệm Aloha, người trẻ vẫn có đùi gà chiên, xúc xích, pizza, trà sữa… nhưng người lao động muốn chắc dạ có thể chọn cơm chiên, mỳ cay, lẩu hải sản…
Đặc biệt, người trẻ đến Aloha cảm thấy “khoái khẩu” với món tráng miệng là kem tự phục vụ. Các máy làm kem hiện đại được đặt trước cửa hàng, khách có thể tùy chọn và tự mở máy để pha trộn và trang trí các loại kem theo khẩu vị riêng của mình chứ không bắt buộc phải theo một vài gợi ý hạn chế như các thực đơn kem thường thấy. Các khách hàng "nhí" vô cùng vui vẻ trang trí món kem tự chọn theo ý mình.
Ba năm mở 14 nhà hàng, vừa quản lý cơ sở cũ vừa đào tạo nhân sự và xây dựng nhà hàng mới, ban giám đốc Aloha quay như “chong chóng” luôn trên xe đi khắp các tỉnh thành phía Nam. Mỗi đợt đào tạo, xây dựng để có thể khai trương thêm một nhà hàng mới chỉ có thể kéo dài chừng hai tháng nên hầu như sáng nào cũng phải thức dậy lên xe đi tỉnh từ 5 giờ sáng nhưng cứ sau 5 giờ chiều là bà Phượng đã thu xếp quay về TP HCM, chăm chỉ tới lớp học thêm.
Bà Phạm Thị Thanh Phượng tâm huyết gây dựng chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Aloha ở rất nhiều tỉnh thành
|
Bà Phượng tiếp đón các đồng nghiệp ở Aloha (Trung tâm thương mại Củ Chi)
|
“Để có thể làm công tác quản lý, tôi phải đi học chuyên môn nghiệp vụ đã đành mà còn phải học cả về tâm lý để có thể hiểu được nhân viên của mình. Tôi vẫn nghĩ yếu tố con người là quan trọng nhất, nên phải học để ứng xử đúng với họ, chứ không chỉ đơn giản là cung cấp cho họ một việc làm hay trả một mức lương” – Bà Phạm Thị Thanh Phượng trăn trở.