Trung Quốc la làng vì “sát thủ” Club-S Việt Nam

VietTimes -- Trung Quốc từng làm ầm ĩ với Liên Hợp Quốc, Việt Nam và Nga liên quan thương vụ được hé lộ đôi chút về việc bán tên lửa hành trình Club phóng từ tàu ngầm cho Việt Nam. Nga và Việt Nam đã giữ im lặng về việc bán 50 tên lửa Club, nhưng cuối cùng tin cũng bị lộ...

 

Tên lửa Club của hải quân Việt Nam
Tên lửa Club của hải quân Việt Nam

Tổ hợp tên lửa trên tàu ngầm là tổ hợp tên lửa Club-S, có mục đích sử dụng các tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu trên đất liên, trên biển và chống ngầm, tổ hợp được lắp đặt trên các tàu ngầm lớp 636.1 Kilo, có trong biên chế của Hải quân Việt Nam.

Hệ thống tên lửa "Club-N" và "Club-S" (các thành phần cơ bản) được Phòng thiết kế OKB "Innovator" (Ekaterinburg)  phát triển và sản xuất. Tên lửa chống tàu thử nghiệm đầu tiên (ASM), được tổ chức thực hiện với tàu ngầm hạt nhân (NPS) thuộc Hạm đội Biển Bắc tháng 3.2000, lần thứ hai - tháng 6.2000 tàu ngầm diesel (DPL) dự án 877 thuộc hạm đội Baltic. Cả hai lần thử nghiệm đều thành công.

Tên lửa được phương Tây định danh là SS-N-27 Sizzler. Tại Nga và ở nước ngoài được định danh là Club, “Turquoise” (Biryuza) và "Alpha” (Alpha hoặc Alfa).

Lần đầu tiên tên lửa Club được giới thiệu vào năm 1999 sau triển lãm ở Singapore.

Các hệ thống tên lửa "Club" được thiết kế để tấn công chiến hạm nổi và tàu ngầm trong điều kiện tác chiến phức tạp với nhiễu xạ điện tử và bức xạ nhiệt cao.

Mô phỏng hệ thống tên lửa Club - S chống tàu trên tàu ngầm lớp Kilo

 Các thành phần cấu thành tổ hợp tên lửa Club:

Trong biên chế nói chung, bao gồm cả Club – N (trên chiến hạm nổi) và Club – S (tàu ngầm dự án 877, 636 Kilo phiên bản xuất khẩu) bao gồm các thành phần của tổ hợp tên lửa hành trình có điều khiển chống các mục tiêu mặt đất và mặt nước.

Tổ hợp tên lửa, bao gồm các thành phần sau: Tên lửa hành trình các loại (chống tàu, chống mục tiêu mặt đất, chống ngầm); hệ thống điều khiển đa năng; thiết bị phóng tên lửa. Đi cùng theo tổ hợp tên lửa là tổ hợp mặt đất hậu cần kỹ thuật phục vụ, đảm bảo công tác kỹ thuật tên lửa.

Tên lửa chống tàu 3М-54E/ 3М-54E1

Hệ thống tên lửa Club – S (Kalibr – PLE), sử dụng tên lửa hành trình ЗМ-54E Kalibr được thiết kế để lắp đặt trên tàu ngầm, có mục đích chủ chốt là tiêu diệt các chiến hạm nổi các chủng loai của đối phương trong điều kiện bức xạ nhiệt và nhiễu điện tử cường độ cao.

Đầu radar tự dẫn ARS-54 có khả năng chống nhiễu và chống bức xạ nhiệt cao, có thể hoạt động được ngay cả khi biển động cấp 6.

Tên lửa bao gồm những bộ phận chính: động cơ đẩy tăng tốc, động cơ phản lực hành trình vận tốc dưới âm, đầu đạn xuyên phá siêu âm.

Trung Quốc la làng vì “sát thủ” Club-S Việt Nam ảnh 1

Tên lửa chống tàu ЗМ-54E

Tên lửa chống tàu ЗМ-54E thuộc tổ hợp tên lửa chống tàu Club-S, có thể lắp đặt trong các tàu ngầm nguyên tử, diesel – điện, tiêu diệt các mục tiêu mặt nước như tuần dương, khu trục, tàu đổ bộ, tàu vận tải, khinh hạm tên lửa tấn công nhanh trong đội hình chiến đấu của một hải đoàn hoặc đơn lẻ và trong mọi điều kiện chiến trường.

Trên đường bay, tên lửa hành trình sử dụng hệ thống AB-40E (nhà phát triển - Viện Nghiên cứu Khoa học Nhà nước Instrument) dẫn đường quán tính, định vị vệ tinh Glonass/GPS, quỹ đạo đường bay được lựa chọn và biến đổi theo lập trình, đảm bảo trách bộc lộ ở cấp độ cao nhất, giai đoạn cuối tên lửa được dẫn bằng radar tự dẫn tên lửa ARS-54 (nhà sản xuất: Công ty cổ phần "Radar MMS", St. Petersburg) có tầm hoạt động tối đa khoảng 60 km, có độ dài 70 cm, đường kính 42 cm và nặng 40 kg, có khả năng chống nhiễu cao và có thể hoạt động trong tình trạng biển động cấp 5 cấp 6.

Tên lửa bao gồm có động cơ đẩy nhiên liệu rắn, động cơ phản lực hành trình tốc độ cận âm và đầu đạn tách rời xuyên phá tốc độ siêu âm.

Tên lửa ЗМ-54E1

Tên lửa 3М-54E1 có vận tốc hành trình cận âm cũng được sử dụng cho các tàu ngầm. Khác với 3M-54E, tên lửa 3M-54M1 có chiều dài ngắn hơn (620 cm), khối lượng đầu đạn nặng gấp đôi (hai lần) và có tầm bắn xa hơn. 3M-54E1 không tách thân đạn với đầu đạn mà cùng chung một khối.

Tên lửa 3М-54E/ 3М-54E1

- Chiều dài tên lửa 8.22/6.2 m;
- Khối lượng phóng  2300/1800 kg;
- Đầu đạn 200/400 kg;
- Tầm bắn hiệu quả 220/300 km;
- Tốc độ tên lửa: hành trình 0.8М, cận mục tiêu 3М đối với tên lửa 3M-54E;
- Cao độ hành trình 10-150 m;
- Tầm bắn hiệu quả từ 65 km;
- Điều khiển: dẫn đường quán tính, định vị vệ tinh Glonass/GPS – đầu tự dẫn radar giai đoạn cuối.

Tên lửa có thể phóng đơn lẻ hoặc phòng loạt, sử dụng trong mọi thời gian và điều kiện thời tiết, rất khó phát hiện do bay ở độ cao thấp so với mặt nước biển.

Tên lửa chống tàu ЗМ-54E1 thuộc tổ hợp tên lửa chống tàu Club-S trên tàu ngầm 636.1 Kilo có mục đích sử dụng tương tự như tên lửa 3М-54E, nhưng có độ dài ngắn hơn (6,2 м), khối lượng thuốc nổ mạnh tăng gấp hai lần và tăng đến 1,4 lần tầm bắn.

Một điều đặc biệt là tên lửa ЗМ-54E1 có thể lắp ở tàu ngầm lớp Kilo 636.1 nhưng cũng có thể lắp trên các khinh hạm tên lửa tốc độ cao tương tự như Molnya. Tên lửa được trưng bày trong triển lãm quân sự tại Singapore vào tháng 5.1999. Tên lửa chỉ có một thân, có động cơ phóng tăng tốc và động cơ phản lực hành trình tốc độ cận âm, không có đầu đạn tách rời có tốc độ siêu âm.

Tên lửa ЗМ-54E1 có thể được lắp trên các khinh hạm tên lửa hạng nhẹ và các tàu ngầm được sản xuất ở nước ngoài, có bộ phận phóng ngư lôi tăng tốc. Trên các khinh hạm tên lửa hạng nhẹ, tùy theo mức ngấn nước và lượng giãn nước có thể sử dụng giếng phóng thẳng đứng hoặc giá phóng nghiêng.

Với trọng lượng 2 tấn và phóng từ ống phóng lôi 533mm trên tàu ngầm lớp Kilo sub, các tên lửa 3M54 mang đầu đạn nặng 200 kg. Các biến thể chống hạm có tầm bắn 300 km và tốc độ lên tới 3.000 km/h trong vài phút cuối cùng của giai đoạn bay cuối. Ngoài ra, còn có các biến thể phóng từ máy bay và tàu nổi. Biến thể tấn công mặt đất không có tốc độ cao ở giai đoạn bay cuối nên có thể mang đầu đạn lớn hơn, nặng 400 kg.

Điều khiến 3M54 trở nên đặc biệt nguy hiểm khi tấn công tàu là ở giai đoạn bay tiếp cận cuối cùng (bắt đầu khi các tên lửa cách mục tiêu là khoảng 15 km), tên lửa bất ngờ tăng tốc. Cho đến lúc đó, tên lửa bay ở độ cao khoảng 30 m, khiến chúng khó bị phát hiện hơn. Cộng với tốc độ cao ở giai đoạn cuối, nghĩa là nó vượt qua 15 km cuối cùng trong chưa đầy 20 s, khiến cho các loại vũ khí phòng thủ tên lửa hiện tại rất khó đánh chặn tên lửa 3M54.

 Tên lửa chống tàu ngầm 91RE1

Tên lửa chống ngầm có điều khiển, đôi khi còn được gọi là tên lửa đạn đạo có điều khiển săn ngầm 91RE1 được thiết kế để tiêu diệt tàu ngầm đối phương. Đầu đạn tên lửa là ngư lôi chống ngầm tốc độ cao (MPT-1UME) hoặc tên lửa dưới nước (APR 3ME) với hệ thống sonar tự dẫn bám mục tiêu, được biên chế trong tổ hợp tên lửa Club-S. Tên lửa cũng được phóng từ thiết bị phóng ngư lôi 533 mm có chiều dài ống phóng ngư lôi 8 m, tốc độ trung bình của tàu ngầm đến khoảng 15 hải lý/ giờ.

Tên lửa chống ngầm 91RТE1

Động cơ đẩy nhiên liệu rắn tầng thứ nhất cho phép tên lửa lao lên khỏi mặt nước và lấy độ cao. Sau khi động cơ đẩy tách rời khỏi tên lửa, sẽ kích hoạt động cơ tầng thứ hai, đưa tên lửa đến điểm rơi. Tại điểm rơi, đầu đạn tên lửa rời khỏi thân, khởi động sonar tìm kiếm và dẫn đường đến mục tiêu, tự động tấn công tàu ngầm đối phương. Tên lửa chống ngầm 91RТE2 được sử dụng cho tổ hợp Club-N lắp trên chiến hạm nổi, có khác biệt về kích thước chung, cấu trúc thiết kế của động cơ phóng đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng container ở chế độ phóng thẳng đứng hoặc phóng ngang.

 Tên lửa tấn công mặt đất ЗМ-14E

Tên lửa hành trình hai tầng phóng từ tàu ngầm ЗМ-14E và từ chiến hạm nổi 3М-14ТE theo hình dáng, cấu trúc khí động học, kích thước bên ngoài và động cơ hoàn toàn tương tự như tên lửa chống tàu ЗМ-54E1 và tương tự như tên lửa hành trình chiến lược RК-55 “ Granat” (có tầm bắn đến 3000 km). Điểm khác biệt là đầu đạn nổ phá mảnh, kích nổ từ trên không để tạo ra khả năng sát thương cao nhất, hệ thống dẫn đường quán tính, định vị vệ tinh Glonass/GPS, AB – 40E, có khả năng lựa chọn quỹ đạo đường bay theo địa hình với độ chính xác cao dựa trên ảnh chụp và so sánh với nguyên mẫu ảnh địa hình trong máy tính đầu đạn, giai đoạn cuối bằng radar ARGS-14E điều khiển bằng máy tính (Nhà sản xuất là công ty cổ phần "Radar MMS", St. Petersburg) có khả năng dẫn đường bay với độ chính xác cao đưa tên lửa vào mục tiêu trên giai đoạn cuối của đường bay.

Tên lửa tấn công mặt đất ЗМ-14E

Tải trọng phóng tên lửa là 2000 kg (đầu đạn có khối lượng 450 kg) tốc độ hành trình là 240 m/s, khả năng tiêu diệt mục tiêu đến 300 km. 

Một đặc điểm quan trọng là hệ thống tên lửa Club rất đa năng, có thể sử dụng cho bất cứ phương tiện mang nào, trong bất cứ môi trường tác chiến nào và có thể tấn công bất cứ thời gian nào trong ngày.

Đặc điểm quan trọng nhất của tổ hợp tên lửa hành trình Club nói chung và Club – S nói riêng là tính đa năng của tổ hợp, cho phép tên lửa có thể lắp đặt trên các phương tiện mang khác nhau trong đó có cả tàu ngầm chiến thuật diesel – điện lớp Kilo dự án 636.1. Đặc điểm này khiến một lực lượng hải quân nhỏ và yếu hơn vẫn có thể chống trả lực lượng tấn công có ưu thế vượt trội cả về số lượng và lượng giãn nước.

Tổ hợp tên lửa hành trình Club – S trang bị cho tàu ngầm diesel – điện có thể tấn công từ bất cứ vị trí nào dưới biển, nhằm tấn công một mục tiêu cụ thể trên biển và trên đất liền từ nhiều hướng hoàn toàn khác nhau trên khoảng cách hàng trăm km, đánh thiệt hại nặng mục tiêu quan trọng nhất, phá hủy hoàn toàn kế hoạch tấn công. Hoặc tên lửa hành trình có thể phóng cùng lúc từ tàu ngầm, tàu nổi, khinh hạm tấn công nhanh và thậm chí từ các containers vận tải, gây bất ngờ cho đối phương trong tình huống phòng thủ, đánh chặn.  

IHS Jane's 360 định nghĩa tổ hợp tên lửa này là anti-sub/ship cruise missile – ASCM (tổ hợp tên lửa tấn công mặt đất, mặt nước và chống ngầm)

Với các tên lửa Club, quân đội Việt Nam là quân đội duy nhất trên thế giới ngoài Nga sở hữu cả 3 loại tên lửa hành trình chống hạm tiên tiến và đáng sợ nhất thế giới, trong đó có một loại dưới âm là Kh-35E trang bị cho hệ thống tên lửa Uran-E lắp trên tàu mặt nước và phóng từ các máy bay Sukhoi, 2 loại siêu âm là Yakhont trang bị cho hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P và Club phóng từ tàu ngầm Kilo.

Theo thông tin chính thức, Việt Nam đã triển khai tự sản xuất biến thể thế hệ mới của Kh-35E là Kh-35UE với tầm bắn xa gấp đôi (260 km), và nhiều khả năng mua sắm tên lửa BrahMos của Ấn Độ (có các loại phóng từ mặt đất, tàu nổi, tàu ngầm, máy bay; có các biến thể đánh biển và đánh mục tiêu trên đất liền) thì Việt Nam sẽ có tiềm lực tên lửa chống hạm mạnh nhất và hệ thống phòng thủ chống hạm toàn diện nhất khu vực.

 TTB