Sự đồng thuận về việc đưa ra văn bản yêu cầu được ký kết vào ngày 17.12.2015 tại Ma-rốc Shirute bao gồm đại diện các đảng phái đối lập quốc hội Lybia và chính phủ. Ngày 23. 12, Đoàn đại biểu chính phủ Libya có chuyến viếng thăm Bộ Ngoại giao Nga nhằm mục đích thiết lập các quan hệ kinh tế, giáo dục, văn hóa, chính trị và quân sự. Moscow có thể sẽ giúp đỡ các tổ chức hợp pháp ở Libya. Ông Ali Abu Zaakuk nhấn mạnh.
Tuyên bố về khả năng không kích của Nga ở Libya chống IS không phải là bất ngờ với Moscow, Lybia đang nhanh chóng trở thành căn cứ địa của khủng bố, hình thành mối đe dọa không chỉ cho các nước láng giềng, mà cả châu Âu.
Từ phía Nga, sự tham gia tích cực vào khủng hoảng Lybia có thể là một sứ mệnh lịch sử, một nghĩa vụ tinh thần mà Nga mong muốn thực hiện sau vụ lật đổ và thảm sát nhà lãnh đạo Lybia al-Gaddafi năm 2011 dẫn đến Libya trở thành một quốc gia hỗn loạn.
Ngoài ra, sự tham gia của Nga vào khủng hoảng Libya có thể trở thành một bước đi tích cực nhằm phục hồi lại ảnh hưởng của Moscow ở châu Phi.
Theo thông tin của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc, căn cứ chiến lược của IS (Daesh) ở Libya sẽ là vị trí then chốt lan truyền ảnh hưởng của chúng sang Tunisia, Ai Cập và các quốc gia phía nam Saharan Châu Phi. Tại Libya, Nhà nước Hồi giáo có thể triển khai tấn công khủng bố vào châu Âu.
Ở Libya hiện có khoảng 3.000 tay súng khủng bố, một nửa trong số đó đang tập trung tại thành phố Sirte, trên bờ biển Địa Trung Hải. Sirte hiện đang là căn cứ và trung tâm chỉ huy quân sự IS (Daesh theo cách gọi Arab), có đầy đủ mọi cơ hội để trở thành thủ đô mới của Nhà nước Hồi giáo. Thủ lĩnh của nhóm khủng bố Abu Bakr al-Baghdadi đã chuyển tới đây để lẩn trốn sụ truy lùng của tình báo Iraq.
Sự gia tăng lực lượng khủng bố ở Libya ngày càng căng thẳng. Tại thủ đô Tripoli, có nhiều người đã nói về khả năng cần thiết phải có sự can thiệp từ bên ngoài. Washington tỏ ra quan tâm trong cuộc chiến chống khủng bố ở Libya nói riêng và châu Phi nói chung với ý định triển khai căn cứ quân sự tại lục địa này.
Người Lybia không hào hứng vói sự có mặt của Mỹ. Ngày 14.12. những quân nhân Mỹ đến Lybia nhằm tăng cường mối quan hệ đã buộc phải rời bỏ đất nước này theo yêu cầu của các nhóm vũ trang địa phương. Nhưng người Libya lại tỏ ra rất quan tâm đến sự giúp đỡ từ phía Nga.
Kịch bản giả định về chiến dịch không quân của Nga ở Lybia có thể cũng tương tự như ở Syria, đồng thời một cụm binh lực hải quân Nga sẽ hoạt động trong vùng nước Địa Trung Hải.
Bộ trưởng ngoại giao Ali Abu Zaakuk nhận xét: “Lybia hy vọng từ những mối quan hệ chặt chẽ với nước cộng hòa Chesnya sẽ thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp với Liên bang Nga”. Ông nói: “Chúng tôi nhận thấy, người Libya có những quan hệ tốt đẹp với dân tộc anh em Chechnya, đây là điều kiên then chốt kết nối liên lạc với nước Nga ".
Trước đây, nhờ có sự can thiệp của lãnh đạo Ramzan Kadyrov, Libya đã thả bảy thủy thủ - thành viên của tàu Mechanic Chebotarev bị giữ ở Tripoli. Nhà lãnh đạo Chesnya Ramzan Kadyrov nhiều lần tuyên bố sẵn sàng chiến đấu chống lại IS và chính quyền Tripoli rất hài lòng về sự nhiệt tâm này.
Cũng như ở Syria, tình hình Libya trở nên phức tạp do sự can thiệp của những quốc gia khu vực, theo đuổi những lợi ích địa chính trị của mình ở đất nước này. Thổ Nhĩ Kỳ và Quatar hiện dang ủng hộ những nhóm nổi dậy không thuộc tổ chức khủng bố IS, Sudan cung cấp vũ khí cho các chiến binh IS và nhóm “Những anh em Hồi giáo”. Ở châu Phi, ngoài Lybia, Ai cập cũng sẵn sàng phối hợp cùng với Nga thực hiện các hoạt động chống khủng bố. Ai Cập đang vũ trang cho chính quyền địa phương Tobruk vì an ninh của chính mình.