“Mãnh điểu” MiG-29 giúp Việt Nam khống chế Biển Đông?

Viettimes -- Tháng 11.2015, Quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam quyết định dừng khai thác sử dụng máy bay tiêm kích huyền thoại MiG-21, những én bạc anh hùng đã góp phần đánh bại huyền thoại Không lực Mỹ trên bầu trời Miền Bắc. Không quân Việt Nam mở trang sử mới, tiến thẳng lên hiện đại.
Máy bay tiêm kích MiG - 29
Máy bay tiêm kích MiG - 29

Cho đến đầu năm 2015, lực lượng tác chiến chủ lực của Không quân Việt Nam có 24 chiếc Su 30 MK2 và sẽ biên chế thêm 12 chiếc, 12 chiếc Su 27 SK/UBK/PU, 94 chiếc Su – 22M4/UM3K, và khoảng 144 chiếc MiG 21bis theo biên chế.

Từ năm 2004, các đơn vị không quân Việt Nam đã từng bước chuyển loại máy bay sang các thế hệ máy bay mới hơn như Su 27, Su 30MK2, nhưng những chiếc én bạc vẫn nằm trong biên chế chiến đấu của các trung đoàn không quân cho đến khi lần lượt được thay thế hoàn toàn bằng Su – 22M4 /UM3K.

Tính đến năm 2006, Không quân Việt Nam được tăng cường thêm 12 chiếc Su-30MK2. Như vậy, lực lượng tác chiến đường không chủ lực của Không quân Việt Nam có khoảng 36 chiếc Su-30MK2 và Su – 27.

Theo truyền thông thế giới, Việt Nam đã mua 4 chiếc MiG - 29 SMT vào năm 2010, nhưng chưa có thông tin chính thức từ Nga hoặc Việt Nam.

Tiêm kích hạng nặng đa nhiệm Su-30MK2 Việt Nam là máy bay tiêm kích đánh chặn tầm xa, chiếm ưu thế khống chế trên không, tác chiến Không đối Không và thực hiện các nhiệm vụ tấn công các mục tiêu mặt đất và mặt biển. Trong chiến đấu phòng ngự đường không, Su – 30 KM2 có nhiệm vụ đánh chặn các đòn tấn công đường không của lực lượng không quân đối phương, tiêu diệt các mục tiêu quan trọng của cuộc không kích như máy bay ném bom mang tên lửa hành trình, tên lửa chống tàu, sử dụng các tên lửa tầm xa tiêu diệt máy bay trinh sát, chỉ huy và điều hành tác chiến trên không của đối phương. Nhiệm vụ tác chiến của Su – 27 cũng tương tự như nhiệm vụ tác chiến - 30 MK2.

Ngoài những nhiệm vụ tác chiến đường không, trong các tình huống khác, Su-27, Su- 30MK2 có nhiệm vụ tấn công các mục tiêu mặt đất, mặt nước, đặc biệt có thể thực hiện các nhiệm vụ chống chiến hạm nổi đối phương trong tác chiến Không – Hải trong nhiệm vụ lớn bảo vệ quần đảo Trường Sa và vùng biển, hải đảo Việt Nam.

Máy bay Su-22 thuộc nhóm máy bay ném bom chiến trường, có khả năng mang bom, tên lửa chống tàu. Trong một số các trường hợp khác, Su -22 có khả năng mang tên lửa không đối không và tham gia không chiến. Nhưng đó không phải là nhiệm vụ chính của Su-22.

MiG – 21 trong hơn 50 năm thực hiện nhiệm vụ của máy bay tiêm kích trong hệ thống phòng không cả nước, phối hợp cùng với lực lượng tên lửa – pháo phòng không lập thế trận phòng không nhân dân đa tầng, nhiều lớp phòng ngự không phận đất nước. Dừng khai thác sử dụng MiG – 21, lực lượng không quân Việt Nam có một khoảng trống khá lớn phòng không tầm cao.

Kinh nghiệm sử dụng máy bay tiêm kích MiG - 21 ở Việt Nam trong cuộc chiến tranh đường không chống lại lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới là lực lượng Không quân Mỹ cho thấy.

Thông thường, để tiến hành một cuộc không kích quy mô lớn, đối phương thường sử dụng một số lượng lớn máy bay chiến đấu khác nhau, bao gồm máy bay chỉ huy trên không, máy bay trinh sát các tầng, máy bay tiêm kích hộ vệ chống tiêm kích, máy bay ném bom mang tên lửa, bom, máy bay gây nhiễu và tác chiến điện tử, máy bay cường kích chống hệ thống phòng không như tên lửa, pháo phòng không, radars, sở chỉ huy phòng không….

Chiến tranh đường không ở Việt Nam, để giành thắng lợi trước một đối thủ mạnh hơn gấp nhiều lần, trong hệ thống phòng không đa tầng, đa tuyến. Lực lượng không quân tiêm kích có số lượng nhỏ hơn được sử dụng để tấn công bất ngờ vào đội hình chiến đấu của đối phương, phá vỡ đội hình hành quân không kích tập trung của một cụm không quân mạnh.

MiG -21 sử dụng ưu thế kỹ thuật và lợi thế địa hình, từ vị trí không kích có lợi tấn công vào đội hình hành quân chiến đấu của đối phương, phá vỡ đội hình để các lực lượng pháo – tên lửa tấn công tiêu diệt. Trong cuộc quần chiến, MiG đã nhanh chóng tiêu diệt các mục tiêu cho phép và thoát ly chiến trường.

Hiện nay, khi đối phương tiến hành một cuộc tập kích đường không vào bờ biển hoặc hải đảo, thường tổ chức một đội hình chiến đấu đường không rất mạnh với đầy đủ thành phần, số lượng đến hàng trăm máy bay trong cụm không kích chủ lực. Các cụm máy bay thuộc đội hình bay thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng để lực lượng máy bay ném bom mang tên lửa có thể tập kích các mục tiêu theo yêu cầu nhiệm vụ.

Để ngăn chặn một cuộc không kích quy mô lớn, cần bất ngờ tấn công phá đội hình chiến đấu của cụm không quân đối phương, tiến hành một cuộc cận chiến đường không với các máy bay tiêm kích đối phương hoặc tập kích vào các máy bay không có khả năng không chiến như  máy bay ném bom mang tên lửa, máy bay trinh sát, máy bay chỉ huy trên không…

Ngoài ra, lực lượng không quân tiêm kích Việt Nam còn phải thực hiện nhiệm vụ tác chiến đường không bảo vệ quần đảo Trường Sa. Khoảng cách từ sân bay gần nhất đến đảo Trường Sa Lớn là 470 km.

Hệ thống phòng không Việt Nam trên một không gian rộng lớn như vậy cần có một lực lượng không quân tiêm kích đủ lớn, có khả năng tiến hành các cuộc không chiến từ tầm xa đến cận chiến trên không, chiến đấu với các nhóm máy bay tiêm kích hộ vệ của đối phương, tạo điều kiện cho các lực lượng khác hoàn thành nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ phòng không trên không, lực lượng không quân cần có các máy bay tiêm kích thực hiện các nhiệm vụ phòng không được nêu, trước mắt cho các đơn vị có máy bay Su-22 như trung đoàn 921, 931, 929, 927 và trung đoàn không quân 925, trong đó 925 và 937 có nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ Trường Sa.

Máy bay tiêm kích nào cho không quân Việt Nam?

Khi MiG 21 về hưu, truyền thông Việt Nam đã đưa ra nhiều đề xuất các loại máy bay khác nhau, như JAS-39 Gripen, Rafale, Typhoon và một số loại khác.

Đặc trưng của nghệ thuật chiến tranh đường không Việt Nam là “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều” và “bám thắt lưng địch” nhằm hạn chế ưu thế của sức mạnh số đông và công nghệ hiện đại của đối phương. Do đó, tiêm kích Việt Nam phải có khả năng cơ động chiến đấu rất tốt và có khả năng cận chiến tốt.

Do lực lượng của đối phương thông thường có ưu thế về hỏa lực, các sân bay quân sự sẽ trở thành mục tiêu đánh phá và phong tỏa ngay từ phút đầu tiên của cuộc chiến, do đó máy bay tiêm kích phải có khả năng cất hạ cánh trên đường băng dã chiến, ngắn và có trang thiết bị không hiện đại. Trong chiến tranh chống Mỹ, rất nhiều lần MiG-21 phải cất cánh trên đường băng ngắn, dã chiến để có thể bí mật, bất ngờ tấn công đối phương.

Với phương châm “ đánh nhanh, thoát ly nhanh”, trong không chiến bảo vệ Trường Sa, có thể máy bay tiêm kích sẽ phải sử dụng đường băng trên Trường Sa lớn hoặc một số đường giao thông ngắn trên các đảo. Do đó, yêu cầu cất hạ cánh trên các cơ sở hạ tầng này mang tính quyết định đối với máy bay tiêm kích Việt Nam nhằm thay thế MiG- 21.

Từ đặc trưng này cho thấy, MiG – 29 K đáp ứng được yêu cầu này.

Những thông số kỹ thuật cơ bản của MiG-29 K:

Chiều dài: 17.3 m;  Sải cánh: 11.99 m; Chiều cao: 4.40 m.

Trọng lượng cất cánh: 18,550 kg ; Trọng lượng cất cánh Max: 24,500 kg.

Vận tốc cực đại trên độ cao hành trình: M 2+ (2,200 km/h); độ cao thấp 1,400 km/h. Bán kính chiến đấu: 850 km

Tầm bay tối đa: 3000 km (1,860 với 3 thùng dầu phụ; Trần bay: 17,500 m; Vận tốc lên cao: ban đầu là 330 m/s, trung bình: 109 m/s trên độ cao 6000 m

Máy bay tiêm kích đa năng MiG-29K được thiết kế nhằm thực hiện nhiệm vụ tác chiến không đối không, chiếm ưu thế trên không và tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền cũng như trên mặt nước với các loại vũ khí khác nhau trong đó có bom, tên lửa dẫn đường chính xác cao, MiG-29K có thể hoạt động ngày, đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. Đường băng tàu sân bay máy bay cất cánh với cầu nhảy độ dài đến 195 m, trên đất liền đường băng có thể chỉ cần đến 300 m.

Bán kính chiến đấu của MiG-29K là 850 km (528 dặm), đủ để không chiến trên không phận Trường Sa. Tầm bay tối đa đạt đến 3000 km (1.860 dặm) với 3 thùng dầu phụ. Nhiên liệu bên trong MiG-29K là 1.850 lít.

Buồng lái MiG - 29K

Máy bay được trang bị với 3 màn hình màu hiển thị đa năng và 7 chiếc trên MiG-29KUB (huấn luyện), hệ thống điều khiển bay lái bằng dây số 4 kênh, hệ thống điều khiển tên lửa chống radar thụ động; hệ thống thiết bị ngắm mục tiêu gắn trên mũ TopSight và máy thu GPS Sigma-95 của Pháp (các hệ thống này cũng được phát triển của công ty Dassault Rafale); hệ thống tác chiến điện tử (ECM) của Israel; và các thiết bị liên lạc có nguồn gốc Ấn Độ. Cần điều khiển kiểu HOTAS được sử dụng trên MiG-29K.

MiG-29K chế tạo năm 2002 có buồng lái điện tử với các đặc tính tốt hơn do trang bị các màn hình màu tinh thể lỏng. Buồng lái được thử nghiệm bởi các phi công Nga trên các máy bay tiêm kích MiG-29SMT, được đánh giá cao.  

Radar Zhuk-ME là  phiên bản hiện đại hóa của radar nguyên bản N010 Zhuk, Zhuk-ME có thêm các chức năng không đối đất như lập bản đồ và bám sát địa hình. Radar Zhuk-ME là bộ khí tài thành phần không tách rời của MiG-29K. Radar Zhuk-AE được phát triển theo kiểu module, cho phép nâng cấp radar Zhuk ME hiện có trên máy bay MiG-29K thành tiêu chuẩn radar Zhuk-AE mảng pha quét điện tử chủ động (AESA)

Hệ thống điều khiển hỏa lực của MiG-29K và MiG-29KUB dự kiến gồm:

Hệ thống radar đa chế độ hoạt động trên máy bay;

Hệ thống trinh sát quang điện tử (tìm và bám mục tiêu bằng tia hồng ngoại);

Hệ thống chỉ thị và ngắm bắn mục tiêu trên mũ phi công;

Thiết bị chỉ định mục tiêu và điều khiển hỏa lực cho các đầu tự dẫn  tên lửa dùng radar thụ động.

MiG-29K được lắp đặt hệ thống trinh sát quang điện tử IRST mới tích hợp với hệ thống laser và quang học

Động cơ: 2 động cơ tua bin phản lực quạt nén  Klimov RD-33MK, 9,000 kgf (88.2 kN) mỗi chiếc. Hai nguyên mẫu chế tạo trong thập niên 1980, mỗi chiếc được trang bị 2 động cơ RD-33K với chế độ đốt tăng lực đạt lực đẩy 86.3 kN, lực đẩy cất cánh có thể đạt 92.2 kN.

Vũ khí khí tài trang bị cho MiG-29K bao gồm 1 pháo đường không 30 mm GSh-30-1. Cơ số đạn 100 viên.

8 giá treo dưới cánh cộng thêm một giá treo dưới thân mang tới 5,500 kg vũ khí theo phương án:

8 tên lửa không đối không gồm:

- AA-11 "Archer" - AAM tầm gần dẫn đường hồng ngoại, 30 km,

- AA-10 "Alamo" - AAM tầm trung dẫn đường radar bán chủ động/hồng ngoại, 130/120 km,

- AA-12 "Adder" - AAM tầm trung dẫn đường radar chủ động, 100 km,

Tên lửa không đối đất

Kh-25ML - dẫn đường laser bán chủ động với đầu nổ kép xuyên bê tông dày 1 m tầm bắn 10 km, Kh-29T/TE - dẫn đường vô tuyến, tầm xa 12–40 km, Kh-35U - dẫn đường quán tính, radar chủ động, tầm xa 130 km.

Tên lửa chống radar

Kh-25MP - biến thể tên lửa chống radar Kh-25, tầm bắn 40 km; Kh-31P - tên lửa chống radar đầu dò quét thụ động, 110 km,

Tên lửa chống tàu

Kh-31A - tên lửa chống tàu tầm trung Moskit, tầm bắn 70 km

Kh-35 - tên lửa chống tàu tầm xa dẫn đường radar chủ động, tầm bắn 130 km,

Bom

FAB 500, FAB-1000, (1,500 kg / 3,300 lb), KAB-500KR  dẫn đường bằng vô tuyến quang điện tử.

Xem thêm