Vụ tấn công bắt đầu khi một người đàn ông tông thẳng xe vào một số hành khách đi đường trên cầu Westminster. Ít nhất đã có một phụ nữ và một người khác thiệt mạng trong vụ tai nạn này và nhiều người khác đã bị thương, cảnh sát Anh cho hay.
Kẻ tấn công sau đó đã đâm thẳng ô tô vào cổng Quốc hội và ngay sau đó đã bị cảnh sát bắn chết khi hắn đang cố lao vào tòa nhà.
Cảnh sát Anh cho biết đã có bốn người chết gồm một sĩ quan cảnh sát và một phụ nữ, 40 người khác bị thương. Theo Thủ tướng Pháp Bernard Cazeneuve, nhiều học sinh trung học của Pháp đã bị thương trong vụ tấn công này. Ngoài ra còn một số khách du lịch đến từ Romania và Hàn Quốc cũng bị thương.
Ông B.J Harrington – lãnh đạo Sở cảnh sát Thủ đô London- cho biết vụ tấn công gần Quảng trường Quốc hội được coi là một cuộc tấn công khủng bố. Cảnh sát London cho biết họ tin chỉ có một kẻ thủ ác và hắn đã bị bắn chết ngay bên ngoài lối vào Tòa nhà Quốc hội, “nhưng sẽ thật ngốc nghếch nếu quá tự tin về điều này”, ông Mark Rowley, trưởng ban chống khủng bố của Metropolitan Police trả lời phỏng vấn của AP.
Ông Harrington xác nhận đang tiến hành “một cuộc điều tra chống khủng bố toàn diện”.
Hôm qua (Thứ Tư) lại chính là ngày kỷ niệm vụ ném bom liều chết tại Brucxen, Bỉ hồi năm ngoái, vụ tấn công khủng bố đó đã khiến 32 người thiệt mạng và làm bị thương hàng trăm người. Đến nay vẫn không có bằng chứng nào cho thấy vụ tấn công ở London có liên quan tới vụ khủng bố ở Bỉ. Sự cố ở London lần này là một trong chuỗi các vụ tấn công khủng bố ở châu Âu trong thời gian gần đây.
Vào tháng 12/2016, một vụ tấn công xe tải ở Berlin đã khiến 12 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Ở Pháp, một vụ tấn công bằng xe tải vào một đám đông đang xem pháo hoa khác cũng khiến 86 người chết. IS đã công khai nhận trách nhiệm cho các cuộc khủng bố ở Pháp và Bỉ.
Vì cuộc khủng bố xảy ra ngay bên ngoài tòa nhà Quốc hội nên các hoạt động của Quốc hội Anh đã tạm thời bị ngừng lại. Theo dự tính, mọi thứ sẽ quay trở lại bình thường vào Thứ Năm.
BBC cho biết Thủ tướng Theresa May đã được đưa vào ô tô rời khỏi tòa nhà khi tiếng súng bắt đầu vang lên. Tuy nhiên sau đó bà May xác nhận rằng mình đã ở Quốc hội ngay khi sự cố diễn ra. Bà cũng tuyên bố đây là một “vụ tấn công khủng bố nghiêm trọng và suy đồi”.
Bà cho biết “Cảnh báo của Anh đã được đặt ở mức cực kỳ nghiêm trọng và điều này sẽ không thay đổi.” Người dân London và du khách “sẽ phải hành động cùng nhau, không được nhượng bộ trước khủng bố và không bao giờ cho phép thù hận và tội ác chia rẽ chúng ta,” bà May kêu gọi nhân dân.
Sau khi nhận được tin, ông Trump đã gọi điện cho bà Theresa May và gọi vụ tấn công này là “một tin lớn”. “Chúng ta đều coi vụ tấn công ở Westminster là một hành động khủng bố,” Thư ký báo chí của Nhà Trắng Sean Spicer phát biểu, ông còn khẳng định Mỹ sẽ ủng bộ các nhà thực thi pháp luật của Anh hết sức có thể.
Ở Pháp, đèn trên tháp Eiffel đã được tắt để tỏ lòng thương tiếc cho các nạn nhân xấu số. “ Khủng bố đe dọa tất cả chúng ta, và Pháp biết rõ nỗi đau mà người dân Anh hôm nay đang phải hứng chịu,” Tổng thống Pháp Francois Hollande chia buồn với nước Anh.
Đèn trên tháp Eiffel đã được tắt để tỏ lòng thương tiếc cho các nạn nhân xấu số
Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng kết luận đây là hành vi khủng bố và cam kết sẽ luôn ủng hộ nước Anh. “Thậm chí nếu biết vụ việc này được làm rõ, tôi cũng vẫn nhắc lại rằng nước Đức và người dân Đức luôn chống khủng bố. Chúng tôi kiên quyết đứng về phía nước Anh,” bà Merkel viết trên trang Twitter.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga maria Zakharova chia buồn với thân nhân của những người thiệt mạng, chia sẻ với những người bị thương trong vụ khủng bố. Bà nói: “chúng tôi không phân biệt những kẻ khủng bố thành hai loại, chúng tôi coi chúng tuyệt đối là quỹ dữ. Vào thời điểm này, cũng như luôn luôn tương tự trong các hợp trước đây, trái tim chúng tôi luôn bên cạnh nhân dân Anh”.
Thủ tướng các nước Canada, Australia, Hà Lan...đều đã lên tiếng chia sẻ với nước Anh sau vụ khủng bố này