70 năm trước, Mikhail Devyatayev, một phi công chiến đấu bình thường của Liên Xô đã thực hiện một việc không thể và thực tế đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến chiến thắng trong đại chiến thế giới lần thứ II.
Trong thời gian bị giam trong một trại tù binh của phát xít Đức, phi công Hồng quân Liên xô Mikhail Devyatayev bất ngờ cướp một máy bay ném bom siêu bí mật của phát xít Đức, được lắp đặt hệ thống điều khiển tên lửa hành trình đầu tiên trên thế giới Fau (Vergeltungswaffe-1) (còn gọi là bom bay V-1, Fieseler Fi 103).
Với những tên lửa V-1 và V-2, Wehrmacht (lực lượng vũ trang phát xít Đức) dự kiến sẽ san phẳng London và New York, sau đó tiến hành cuộc tập kích tên lửa hủy diệt Mátxcơva. Không may, tù binh Xô viết Devyatayev biến giấc mơ huy hoàng của phát xít Đức thành tro bụi.
Kết quả của đại chiến thế giới lần II, có thể sẽ rất nếu không có chủ nghĩa anh hùng và lòng dũng cảm tuyệt vời của phi công Liên Xô người Mordvin Devyatayev Michael, một trong số rất ít tù binh Xô viết sống sót trong các trại tập trung địa ngục của Đức Quốc xã.
Ngày 08.02.1945, Devyatayev cùng với 9 tù binh Xô viết tổ chức cướp một máy bay ném bom Heinkel-111, được gắn hệ thống radio tích hợp điều khiển và chỉ thị mục tiêu tên lửa hành trình tầm xa V-2 siêu bí mật. Đây là tên lửa hành trình - đạn đạo đầu tiên trên thế giới, có khả năng với xác suất gần 100%, tấn công chính xác các mục tiêu trên khoảng cách đến 1.500 km. Với những tên lửa này, phát xít Đức hoàn toàn có khả năng phá hủy cả một thành phố. Mục tiêu đầu tiên dự kiến cho cuộc tấn công thử nghiệm là London.
Trên biển Baltic hướng bắc từ Berlin có một hòn đảo, gọi là đảo Usedom. Trên mũi phía tây của đảo là căn cứ bí mật Peenemünde. Căn cứ này còn được gọi là "khu dự trữ sinh quyển Goering." Tại đây, phát xít Đức thử nghiệm những máy bay chiến đấu mới nhất và cạnh đó là Trung tâm tên lửa siêu bí mật, được lãnh đạo bởi chính tiến sĩ Wernher von Braun (cha đẻ chương trình vũ trụ Mỹ sau này).
Từ hơn 10 bệ phóng tên lửa, được bố trí dọc theo bờ biển, ban đêm, phun ra những cột lửa dài, các tên lửa “Fau-2” (V-2) thử nghiệm được vào không trung tối mịt. Với những tên lửa đi trước thời đại nhiều thập kỷ này, phát xít Đức hy vọng sẽ tấn công được đến tận New York. Mùa xuân năm 1945, nhiệm vụ quan trọng đặt ra là phải tấn công mục tiêu gần hơn, gây chấn động thế giới và ngăn chặn các cuộc tấn công về phía Beclin - đó là London.
Đến thời điểm đó, các tên lửa Fau – 1 (V-1) chỉ có thể bay được khoảng 325 km. Do căn cứ phóng tên lửa phía tây đã bị phá hủy, tên lửa được phóng trực tiếp từ Peenemünde. Khoảng cách từ đảo đến London hơn 1.000 km, các kỹ sư tên lửa người Đức quyết định đưa tên lửa lên máy bay và phóng khi đang bay trên biển. Việc phát triển tên lửa V-2 có điều khiển thực sự là một thành tựu khoa học công nghệ, đi trước thế giới nhiều thập kỷ.
Không đoàn máy bay chiến đấu, đảm nhiệm thực hiện thử nghiệm điều hành tên lửa mới nằm dưới quyền của một phi công 33 tuổi dày dạn kinh nghiệm là Karl Haynts Graudenz. Phi công Đức tham gia hàng trăm trận chiến giành chiến thắng, được tặng nhiều phần thưởng cao quý của Hitler. Không đoàn tuyệt mật của Graudenz có hàng chục chiến đấu cơ "Heinkels", "Junkers", "Messerschmitt" tham gia vào sứ mệnh phát triển tên lửa, đang nỗ lực hoạt động hết sức tại Peenemünde.
Chính chỉ huy không đoàn Graudenz cũng tham gia vào cuộc thử nghiệm. Phi công Ace người Đức bay trên chiếc "Heinkel-111", gắn monogram "G. A "-" Gustav Anton ". Căn cứ tên lửa chiến lược tuyệt mật này được bảo vệ bằng các máy bay tiêm kích, hệ thống pháo phòng không và lực lượng SS.
Máy bay ném bom Heinkel-111, lắp thiết bị điều khiển tên lửa hành trình V-2
Ngày 08.02.1945 là một ngày bình thường, với nhịp độ căng thẳng của công việc trên căn cứ. Thượng úy Graudenz, sau bữa ăn trưa vội vàng ở nhà ăn sĩ quan, đang sắp xếp hồ sơ kế hoạch bay của không đoàn. Bất ngờ, một cú điện thoại từ chỉ huy trưởng lực lượng phòng không căn cứ khiến phi công Đức phát xít choáng váng. Viên chỉ huy phòng không thắc mắc về một chiếc Heinkel-111, đột nhiên cất cánh mà không thông báo kế hoạch bay. Theo viên chỉ huy phòng không, chiếc máy bay vừa cất cánh chính là chiếc Gustav Anton của chỉ huy đội bay, thượng úy Graudenz.
Thượng úy Graudenz, chỉ hai phút sau đã có mặt tại vị trí đặt chiếc chiến đấu cơ danh giá của mình. Tại chỗ đỗ, chỉ còn lại tấm bạt phủ động cơ và xe đẩy bình ắc quy, chiếc máy bay biến mất. Viên sĩ quan Đức hốt hoảng ra lệnh: “Tất cả tiêm kích cất cánh, tất cả những chiếc có thể..đuổi theo và tiêu diệt”. Sau gần một giờ, các máy bay tiêm kích Đức quay lại với kết quả bằng không.
Với sự hoảng loạn đến tột cùng, thượng úy Graudenz nhấc điện thoại báo cáo sự cố vừa xảy ra về Berlin. Goering, sau khi nghe về sự cố khẩn cấp tại căn cứ bí mật, giậm chân ra lệnh: "Treo cổ những kẻ có lỗi!".
13.02.1945, Goering và Bormann bay đến Peenemünde ... thượng úy Karla Hayntsa Graudenz thoát chết may mắn. Nguyên nhân một phần do những thành tích nổi bật trong chiến tranh của phi công ace Đức, hoặc cơn giận dữ của Goering đã nguội bớt bởi báo cáo dối trá: "Chiếc máy bay bị đánh cướp đã bị bắn hạ trên biển".
Ai cướp một máy bay? Thượng úy phi công Graudenz ôm đầu. Có thể người Anh đặc biệt quan tâm đến các căn cứ mà từ đó, những tên lửa đạn đạo "Fau" xuất kích. Có thể đó là điệp viên anh. Nhưng trong một hầm nhỏ - nơi trú ẩn cho máy bay, gần hầm chứa chiếc "Heinkel", quân cảnh Đức phát hiện ra thi thể một nhóm cảnh binh, bị tiêu diệt bởi các tù bình vượt ngục.
Những tù binh này được điều đến căn cứ sân bay để lấp các hố bom. Thanh tra quân số của trại tù binh gần đó không tìm được 10 người. Tất cả những tù binh biến mất đều là người Nga. Một ngày sau đó, cơ quan SS điều tra được thông tin, một trong những kẻ vượt ngục không phải là cựu giáo viên Grigoriy Nikitenko, mà là phi công chiến đấu Mikhail Petrovich Devyatayev.
Bằng chiếc máy bay chiến lợi phẩm, phi công Xô viết Michael bay xuyên qua chiến tuyến và hạ cánh tại Ba Lan trong vùng hậu phương chiến trường, khi đến được sở chỉ huy tiền phương quân đội Liên Xô, anh bàn giao lại chiếc máy bay cùng bộ khí tài tối mật. Bằng cuộc vượt ngục thần kỳ này, phi công Xô viết đặt dấu chấm hết cho chương trình phát triển tên lửa đầy hy vọng của phát xít Đức và quyết định kết cục của chiến tranh. Đến tận năm 2001, Mikhail Petrovich không có quyền kể lại câu chuyện đã xảy ra, thậm chí cả về danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô viết do Tổng công trình sư tên lửa vũ trụ Liên Xô S.P.Korolev đề xuất lên Hồi đồng Nhà nước Liên bang Xô viết.
Từ những thông tin thu được của phi công Liên xô vượt ngục kể về căn cứ tên lửa Peenemünde, Bộ tổng tư lệnh Hồng quân Liên Xô xác định chính xác tọa độ các bệ phóng tên lửa V-2 và không kích phá hủy hoàn toàn những trận địa này, máy bay ném bom Liên xô còn chôn vùi luôn cả nhà máy sản xuất bom "bẩn" uranium dưới lòng đất của phát xít Đức. Đây chính là nỗ lực và cũng là hy vọng cuối cùng của Hitler nhằm kéo dài Thế chiến thứ II cho đến khi hủy diệt hoàn toàn nền văn minh nhân loại.
Phi công – anh hùng Liên xô Mikhail Petrovich kể lại: “Sân bay, quan sát được từ trên không là sân bay giả, trên sân bay là những máy bay mô hình. Người Mỹ và Anh liên tục ném bom sân bay này một cách vô ích. Khi tôi bay về với Hồng quân và kể lại câu chuyện này cho trung tướng Belov, tư lệnh trưởng tập đoàn quân 61, ông vô cùng kinh ngạc. Tôi giải thích, cần phải bay khoảng 200m cách bờ biển, trong rừng là sân bay chính, được ngụy trang kỹ lưỡng bằng cây cối, được đặt trên các xe lăn. Ban ngày các xe lăn chở cây được đẩy ra che phủ sân bay, chỉ có hành lang hẹp kín đáo cho máy bay xuất kích. Chính vì vậy máy bay trinh sát không thể phát hiện. Trong căn cứ quân sự này có khoảng 3.500 quân nhân Đức, 13 bệ phóng tên lửa V-1 và V-2.
Vấn đề then chốt của câu chuyện này không phải là cuộc đào thoát của các tù binh Xô viết khỏi một căn cứ quân sự tuyệt mật, được bảo vệ ở cấp độ cao nhất của phát xít Đức. Các tù binh đã đánh cướp chiếc máy bay chiến đấu mới nhất và vượt qua được mọi hàng rào phòng thủ, bay vượt qua chiến trường về hậu phương của Hồng quân an toàn, cứu được cả nhóm và mang theo những thông tin về căn cứ quân sự Đức.
Một thực tế gần như vô giá là trên chiếc máy bay Не -111 được gắn bộ khí tài điều khiển tên lửa V-2, tên lửa hành trình tầm xa đầu tiên trên thế giới được các nhà khoa học tên lửa của Đức quốc xã phát triển.
Mikhail Petrovich trong cuốn "Thoát khỏi địa ngục" đăng tải những hồi tưởng của nhân chứng sự cố Kurt Shanp, một trong những cảnh binh, canh gác căn cứ Peenemünde ngày 08.02.1945 cho biết: "Căn cứ đang chuẩn bị cho lần phóng thử nghiệm cuối cùng tên lửa V2 (Fau - 2) ... Lúc đó, đột nhiên một chiếc máy bay cất cánh từ sân bay phía tây ... khi chiếc máy bay đã bay ra biển, từ bệ phóng một tên lửa V-2 cũng bay lên không trung. ... nhóm tù binh Nga đã đánh cướp chiếc máy bay thuộc quyền điều hành của tiến sĩ Shteyngof (người chế tạo hệ thống điều khiển tên lửa) và đào thoát khỏi căn cứ quân sự.
Devyatayev thuật lại: "Trên máy bay có một thiết bị radio, điều chỉnh quỹ đạo bay của tên lửa V2. Máy bay chỉ huy sẽ bay trên cao và điều khiển quỹ đạo bay của tên lửa bằng tín hiệu vô tuyến. Hồng quân Liên xô không có loại thiết bị nào tương tự. Tôi đang cố gắng bay lên cao và vô tình nhấn nút phóng, tên lửa V 2 bay lên không trung và rơi ngoài biển".
Vụ vượt ngục có một không hai của các tù binh Nga không những đã đặt dấu chấm hết cho chương trình tên lửa hành trình có điều khiển V-2 của Đức mà còn hủy diệt luôn cả chương trình bom bẩn phóng xạ của Hitler. Trong tình huống ngược lại, không thể dự đoán được tương lai của cuộc chiến tranh nếu Đức sở hữu tên lửa hành trình vươn được tới London và New York, cũng như việc Đức sử dụng bom “bẩn” và từ đó có đủ thời gian để chế tạo bom hạt nhân.