Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam kiến nghị Bộ TT&TT và các nhà mạng chặn truy cập tên miền, địa chỉ IP các trang web vi phạm bản quyền, như hệ thống website 'xôi lạc'.
VietTimes
– Việc Facebook bất ngờ không ký được thỏa thuận với đơn vị nắm giữ bản quyền
giải Ngoại hạng Anh là một cơ hội để các nhà đài Việt Nam nhảy vào cuộc. Tuy
nhiên, các nhà đài vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
VietTimes -- Trong khuôn khổ hội thảo "Chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền hình và dịch vụ nội dung số - Kinh nghiệm quốc tế và góp ý cho xây dựng pháp luật đối với Việt Nam", đại diện Hiệp hội Truyền hình trả tiền (VNPayTV) cho rằng Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 06/2016/NĐ-CP "đang đi theo một hướng rất tích cực".
VietTimes – Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Cục PTTH&TTĐT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đã có công văn yêu cầu Công ty Netfix tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam khi cung cấp dịch vụ truyền hình tại Việt Nam.
VietTimes – Ông Lê Đình Cường cho rằng việc cấp phép dịch vụ OTT xuyên biên giới của các đơn vị nước ngoài như Netflix, Iflix, Amazon,… đặc biệt là Facebook ở thời điểm này sẽ là không công bằng đối với doanh nghiệp trong nước đang tuân thủ tốt các quy định, mỗi năm nộp thuế phí hàng ngàn tỷ đồng.
VietTimes
– Nghị định 06 về phát thanh, truyền hình đã được Bộ Thông tin & Truyền thông
chấp bút và Chính phủ ban hành từ năm 2016. Trong 4 năm qua, ngành phát thanh,
truyền hình đã có nhiều thay đổi với sự xuất hiện của những “người chơi” mới,
những kiểu truyền hình mới. Thực tiễn này đặt ra yêu cầu phải có những sửa đổi
đối với Nghị định 06/2016/NĐ-CP.
VietTimes -- Các nội dung số như video, nhạc trực tuyến phải được biên tập, biên dịch theo quy định của Luật Báo chí và nhà cung cấp phải đảm bảo tỷ lệ số lượng chương trình trong nước trong tổng số chương trình cung cấp trên dịch vụ theo yêu cầu trên mạng Internet không thấp hơn 30%.
VietTimes -- Chuyên gia về Chính sách Nguyễn Quang Đồng đề xuất nên cởi mở, tạo điều kiện để phát triển kinh tế số và chấp nhận cho Facebook có thể phát sóng ở Việt Nam bởi “một đồng chui vào túi Facebook thì cũng sẽ tạo nhiều đồng khác về doanh thu, lợi nhuận cho người dùng Việt Nam”.
VietTimes -- Người sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền của VTVcab có quyền khởi kiện đơn vị này ra Tòa, tuy nhiên, cần phải cân nhắc lựa chọn phương thức đòi hỏi quyền lợi: Khiếu nại tới VTVcab, khởi kiện vụ án dân sự hay đưa vụ việc ra cơ quan quản lý cạnh tranh...
VietTimes
– Tuần qua, việc VTVcab bỗng nhiên thay thế 23 kênh truyền hình đặc sắc bằng 12
kênh ít tên tuổi đã khiến các thuê bao của đơn vị này rất tức giận. Tổng Giám đốc
VTVcab đã gửi lời xin lỗi tới khách hàng. Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao VTVcab
lại làm vậy? Phải chăng để phá thế độc quyền, hay để IPO?
VietTimes -- Tới dự triển lãm, khách tham quan sẽ có cơ hội chứng kiến và trải nghiệm những thiết bị và công nghệ theo xu hướng mới và hiện đại nhất, bao gồm: Đề án số hóa truyền hình, Flycam, kính thực tế ảo, TV 4K, UHD, dịch vụ và nội dung truyền hình từ các công ty trong và ngoài nước.
Để chống vi phạm bản quyền phải tìm cách ngăn chặn tận gốc rễ của vấn đề, từ những đối tượng tạo ra nội dung vi phạm và công cụ vi phạm bản quyền, bao gồm các kho tải chứa nội dung vi phạm và các app hay trang web lậu, còn xử lý người dùng là rất khó khăn.
VietTimes -- Tội phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ gây ra số tiền thiệt hại lên tới 461 tỷ USD/năm, trong đó, phim "lậu" trực tuyến là thủ phạm gây ra đến hơn 76% thiệt hại này. Không chỉ dừng ở đó, việc vi phạm bản quyền truyền hình đang có xu hướng tăng mạnh và vi phạm ngày càng tinh vi.
Câu chuyện về đơn vị có bản quyền ngoại hạng Anh 3 mùa giải 2016 – 2019 ở Việt Nam đã chính thức có thông tin mới khi K+ tiếp tục có được sản phẩm ăn khách này.
K+ tuyên bố sẽ tự mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh nhưng cam kết tuân thủ theo định hướng của Chính phủ, Bộ TT&TT và đảm bảo quyền lợi của khán giả truyền hình.
Cả ba nhà mạng Viettel, MobiFone và VNPT đều công bố con số tăng trưởng mạnh về thuê bao truyền hình, dự kiến mỗi nhà mạng sẽ có 1 triệu thuê bao truyền hình trong năm nay.
Ngày 7/4/2016, VNPayTV chính thức có văn bản đề nghị Bộ TT&TT có biện pháp cấp thiết để chỉ đạo lãnh đạo các đài truyền hình, các Tập đoàn đang sở hữu các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền chấp hành nghiêm túc việc đoàn kết, nhất trí, cùng mua và chia sẻ bản quyền Ngoại hạng Anh.
Sau khi K+ có được gói bản quyền độc quyền duy nhất của giải bóng đá Ngoại hạng Anh trong 3 mùa giải tới, VTVcab và SCTV cũng đang xúc tiến đàm phán để mua gói không độc quyền của giải đấu này.
Theo báo cáo mới nhất của VTV, tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (K+) vẫn trong tình trạng thua lỗ nặng. Tuy nhiên, K+ vẫn quyết đeo bám mua bản quyền Ngoại hạng Anh (EPL). Bởi như người đứng đầu của đơn vị này đã nói, thì đó là vấn đề sống còn.
Trong tuần này, VNPayTV sẽ có văn bản báo cáo Bộ TT&TT và Chính phủ về việc mua bản quyền Ngoại hạng Anh. Theo đó, sẽ đề nghị nhà nước ủng hộ chủ trương: Nếu bên bán bản quyền không chấp thuận mức giá mà Ban đàm phán đưa ra thì Việt Nam sẽ kiên quyết không có Ngoại hạng Anh nữa.