Là lực lượng hải quân lớn thứ 2 trên thế giới, nhưng những thông tin về lực lượng chống ngầm của Trung Quốc rất hiếm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Truyền thông thế giới dự đoán Trung Quốc đang phát triển hệ thống chống ngầm tương tự như hệ thống chống ngầm IUSS (Integrated Undersea Surveillance System) của Mỹ triển khai trên vùng nước biển Nhật Bản, nhưng hầu như không có tài liệu kiểm chứng cụ thể.
Lực lượng Hải quân Trung Quốc không có trong biên chế các chiến hạm chuyên chống ngầm, ngoại trừ một số lượng rất lớn các tàu tuần tiễu hạng nhẹ, có nhiệm vụ tuần tra kiểm soát các vùng nước ven bờ và chống ngầm.
Tổng số xuồng tuần tiễu có 95 chiếc kiểu "Hải Nam", 22 chiếc "Hải Ju", 2 chiếc "Hải Qi", 17 chiếc "Thượng Hải-3" và 98 chiếc "Thượng Hải-2." Vũ khí ngầm cơ bản của các xuồng tuần tiễu chủ yếu là bom chìm (khoảng 24.310 quả bom chìm phản lực và bom chìm), số lượng bom chìm khoảng 2.500 quả. Xuồng tuần tiễu có nhiệm vụ chống ngầm các khu vực ven biển, vùng nước quanh các căn cứ quân sự Hải quân.
Trên biển lớn, tiềm lực chống ngầm của hải quân PLA là các loại vũ khí chống ngầm và đài sonartrinh sát, tìm kiếm tàu ngầm trang bị cho các tàu khu trục và khinh hạm. Đài sonar hiện đại nhất là tổ hợp sonar "DUBV-23" (phiên bản Trung Quốc là "SJD-8/9"). Đây là tổ hợp sonar trung tần do Pháp sản xuất được lắp trên tàu khu trục “Chu Hải” năm 1991. Tổ hợp sonar chống ngầm có khả năng phát hiện, xác định và theo dõi tàu ngầm ở chế độ chủ động – thụ động, khoảng cách phát hiện mục tiêu đến 20 km.
Tổ hợp sonar "DUBV-23" được lắp cho các khu trục hạmkhu trục hạm lớp Lữ Đại, lớp Lự Hộ - 052, Lữ Hải- 051, Lữ Châu 051C, các tàu Quảng Châu, Lan Châu, Thẩm Dương thuộc lớp tàu 052C Lương II, hai chiếc khinh hạm dự án 054. Số lượng tàu trang bị "DUBV-23" chiếm khoảng 15,6% khu trục hạm.
Tổ hợp "DUBV-43" phao kéo được trang bị cho hai khu trục hạm lớp Lữ Hộ, khu trục hạm Chu Hải, và một khu trục hạm lớp Lữ Đại. 4 khu trục hạm "Sovremennyi" nhập khẩu từ Nga được lắp đặt tổ hợp sonar "Platina MS-E" tầm xa phát hiện tàu ngầm từ 10 – 15 km.
Tổng số các tàu có sonar là 14 khu trục hạm và 2 khinh hạm, chiếm 21% tổng số khu trục hạm của Trung Quốc. 15 khu trục hạm còn lại và 46 khinh hạm được lắp sonar phiên bản cũ từ năm 1950 "EH-5" của Liên Xô chiếm 61% và "S-07H" Trung Quốc chiếm 18%.
Khu trục hạm "Sovremennyi"
Không quân chống ngầm hạm đội của Trung Quốc chủ chốt là các máy bay trực thăng. Có 14 khu trục hạm và 17 khinh hạm có sàn đỗ trực thăng, chiếm khoảng 40% tổng số tàu khu trục. Ba loại trực thăng chống ngầm được sử dụng là "Z-9А, -С", "Ка-28" và "Z-8". "Z-9А" là trực thăng của Pháp AS 565 "Panther" lắp đặt thiết bị dò tìm "Thomson" ngư lôi chống ngầm "244S" của Ý. Tiếp theo Trung Quốc sản xuất "Z-9С" theo lisence trực thăng AS 365N "Dauphin II" của Pháp, mang tên lửa hoặc ngư lôi chống ngầm.
Trực thăng đa nhiệm "Ка-28"là máy bay chống ngầm thuộc biên chế của các khu trục hạm dự án 956E và 956EМ. Đến năm 2006 Hải quân PLA có 11 chiếc Ka-28. Tổng số trực thăng chống ngầm có 42 chiếc bao gồm 19 chiếc "Z-9А, -С" và 4 chiếc "Ка-28" trên tàu khu trục,19 chiếc"Z-9А,-С" trên khinh hạm.
Trực thăng chống ngầm Z-9C Trung Quốc.
Lực lượng không quân tuần biển – chống ngầm hải quân PLA có 4 chiếc thủy phi cơ "SH-5", 8 chiếc máy bay tuần biển "Y-8X" và 23 máy bay trực thăng "Z-8" và "SA 321Ja "Super Frelon" của Pháp. Máy bay tuần biển "Y-8X" là phiên bản An – 12bán kính hoạt động 5620 km, trang bị hệ thống trinh sát hồng ngoại và vũ khí chống ngầm (bom chìm, ngư lôi). Trực thăng Z-8 có tầm bay khoảng 830 km, thời gian hoạt động liên tục là 2,5 h. Theo nhiều nguồn tin, Hải quân PLA đang muốn mua thêm 15 máy bay chống ngầm lưỡng cư "Бе-200" nhằm tăng cường khả năng chống ngầm trên biển lớn.
Ngày 7-7-2015, Nhật báo Trung Quốc dẫn lời các chuyên gia quân sự cho biết, nước này đã phát triển và đưa vào biên chế dòng máy bay tuần tra chống ngầm hiện đại, giúp tăng cường đáng kể khả năng tác chiến của hải quân. Đó là máy bay trinh sát chống ngầm 4 động cơ Gaoxin-6, được bàn giao cho Hạm đội Bắc Hải, 3 năm sau khi nguyên mẫu của dòng máy bay này lần đầu được công bố vào cuối năm 2011. Gaoxin-6, có 10 thành viên phi hành đoàn, tầm xa hoạt động 6.000km, thời gian bay liên tục hơn 8 giờ. Máy bay có hình dáng bên ngoài tương tự P-3 Orion của Mỹ, nhưng chất lượng còn có khoảng cách rất lớn.
Máy bay chống ngầm Gaoxin-6
Lực lượng chống ngầm mạnh nhất của Trung Quốc là các tàu ngầm được trang bị các đài sonar và ngư lôi chống ngầm. Hiện nay, các đài sonar trang bị cho tàu ngầm là đài sonar "Eledon" của Pháp, nhập khẩu năm 1976. Đài có anten "TSM 2233" bao gồm anten thụ động xác định khoảng cách "DUUX-5" "Fenelone" và anten chủ động "Velox M5/M7".
Khoảng cách phát hiện tàu ngầm từ 20 – 30 km phía trước. Sonar "Eledon" lắp trên các tàu ngầm nguyên tử lớp Xia, Hán và tàu ngầm diesel lớp Minh, riêng tàu ngầm lớp Minh còn lắp thêm các anten bên sườn "DUUX-2" tầm hoạt động là 1200 m.
Trên các tàu ngầm diesel dự án 877 và 636 lớp Kilo được trang bị sonar "CIM-400E - EM", khả năng phát hiện mục tiêu tàu ngầm trên khoảng cách 16 km, xác định và dẫn bắn 2 mục tiêu, theo dõi 12 mục tiêu.
Vũ khí chống ngầm hiện đại chủ yếu của Hải quân Trung Quốc là ngư lôi chống ngầm các loại, bao gồm có ngư lôi Yu – 4A cỡ đạn 533m , Tect – 71, Yu – 7, A-244 cỡ đạn 324 dành cho không quân chống ngầm. Các ngư lôi đều có thể hoạt động ở độ sâu từ 5 – 400m.Trung Quốc còn sở hữutên lửa chống ngầm 91RE1 thuộc tổ hợp Club- N.
Ngư lôi chống ngầm A 244 của Ý.
Trên các khu trục hạm và khinh hạm lắp các tổ hợp phóng bom chìm phản lực 12 ống phóng "FQF-2500" 213-mm, cơ số đạn 120. Các khu trục hạm nhập khẩu từ Nga lắp đặt tổ hợp 6 ống phóng 305-mm "РBU-1000", cơ số đạn 48.
Lực lượng chống ngầm hải quân PLA thực tế chỉ đáp ứng yêu cầu bảo vệ các cụm chiến hạm và các vùng nước, các căn cứ hải quân ven biển và hải đảo. Với vũ khí trang bị chống ngầm hiện có, Hải quân Trung Quốc chưa đủ tiềm lực để thống trị các vùng nước lớn như Biển Đông và biển Hoa Đông.
Những với việc đưa máy bay chống ngầm Gaoxin-6 vào biên chế trong lực lượng hải quân, đồng thời với việc bồi đắp và củng cố các đảo nhân tạo thành các căn cứ quân sự có đường băng, hải quân Trung Quốc đã tiến một bước khá dài trong việc làm "trong suốt" biển Đông, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.
Trịnh Thái Bằng theo InfoNet