The Economist cho rằng điều này sẽ giúp các quốc gia phát huy tác dụng quan trọng, đặc biệt là ở các nước giàu – chính phủ những quốc gia này sẽ phân bổ ngân sách khổng lồ cho các ngành công nghiệp chiến lược.
Nhiều nước đang phát triển đang tìm cách thực hiện các kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng, hướng tới mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao trong thời gian kỷ lục là không quá 25 năm.
The Economist cho biết các kế hoạch đa dạng hóa được Ấn Độ, Indonesia và Arab Saudi thể hiện sự thay đổi trong chiến lược phát triển trước đây của họ, thông qua nhấn mạnh đến sự hội nhập toàn cầu và sự tham gia vào chuỗi cung ứng xanh.
Trên nhiều mặt, các nước đang phát triển đã lựa chọn dựa vào con đường toàn cầu hóa để vượt qua cửa ải khó khăn. Chẳng hạn, Indonesia trong vài năm qua đã chứng kiến sự phát triển kinh tế, mở rộng đáng kể về cơ sở hạ tầng và đầu tư nước ngoài. Một bài báo đăng trên tờ Financial Times của Anh chỉ ra rằng từ năm 2014 đến nay, GDP của Indonesia đã tăng khoảng 5% mỗi năm (ngoại trừ đợt xảy ra đại dịch COVID-19).
Indonesia là nước sản xuất niken lớn nhất thế giới, đây là kim loại quan trọng mà các công nghệ mới như ô tô điện và pin dựa vào.
Theo dữ liệu do Ngân hàng Thế giới công bố năm 2022, Ấn Độ đứng thứ 5 trong Nhóm 20 (G20), với GDP ước tính là 3,39 nghìn tỉ USD, chiếm khoảng 3,37% trong tổng GDP toàn cầu là 100,56 nghìn tỉ USD.
Nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng ở mức 6,4% năm 2013 và tăng lên 8,3% năm 2016. Ngay cả sau đại dịch COVID-19, nước này vẫn đạt mức tăng trưởng 9,1% vào năm 2021 và 7% năm 2022.
Một nghiên cứu do Đại học Cairo công bố cho thấy do Ấn Độ được hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa và chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế đa dạng, đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP của nước này đã từ 30% giảm xuống 15%.
Ngành dịch vụ của Ấn Độ đã trở thành ngành tăng trưởng nhanh nhất thế giới, chiếm 60% tổng nền kinh tế. Bắt đầu từ năm 2014, nước này đã tập trung phát triển công nghiệp thông qua sáng kiến "Make in India" nhằm đạt được sự cạnh tranh toàn cầu với Trung Quốc và Mỹ.
Công nghiệp phần mềm của Ấn Độ
Mặt khác, một nghiên cứu do Đại học Zagazig (Ai Cập) công bố cho thấy từ những năm 1960, Ấn Độ luôn luôn là trung tâm đào tạo chuyên gia máy tính chủ yếu dẫn đến sự tiến bộ của ngành công nghiệp phần mềm nước này.
Nghiên cứu này cho biết, năm 2016, ngành công nghiệp phần mềm Ấn Độ tuyển dụng lao động trực tiếp khoảng 3,7 triệu người, cộng thêm số làm gián tiếp ước tính khoảng 10 triệu.
Cùng năm đó, xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ đạt 173 tỉ USD, chiếm 9,3% GDP, Ấn Độ đặt mục tiêu đưa xuất khẩu phần mềm tăng lên 350 tỉ USD vào năm 2025 và Ấn Độ hiện đang kiểm soát tới 56% thị trường kinh doanh công nghệ toàn cầu.
Đầu tư của Arab Saudi
Một báo cáo gần đây cho biết Quỹ đầu tư công của Arab Saudi đã chi gần 31,5 tỉ USD vào năm 2023 trong tổng quỹ đầu tư chủ quyền quốc gia toàn cầu là 123,8 tỉ USD.
Bản báo cáo này cho thấy đến năm 2023, chi tiêu có chủ quyền của Arab Saudi đạt 25,9 tỉ USD, thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng.
Quỹ vùng Vịnh hiện sở hữu khoảng 40% khoản đầu tư của quỹ tài sản chủ quyền, mức chi cụ thể của các quỹ Arab Saudi chưa được tiết lộ, nhưng các khoản đầu tư thể thao và mua lại cổ phiếu từ các công ty quốc tế chiếm vị trí nổi bật.
Quỹ này cho biết trong một thông cáo báo chí rằng họ có kế hoạch thành lập một hãng hàng không và một thương hiệu ô tô điện, đồng thời nắm giữ cổ phần trị giá 8,1 tỉ USD của các công ty nổi tiếng. Chỉ tiêu đầu tư năm 2024 của cơ quan chính phủ dự kiến sẽ vượt mức 50,8 nghìn tỉ USD, lập kỷ lục tài sản trước đó.
Nhưng The Economist cho rằng những xu thế này mang lại rủi ro cố hữu, đồng thời lưu ý rằng các chính sách công nghiệp quy mô lớn do một số chính phủ thực hiện có thể làm biến dạng nền kinh tế của họ.
Tạp chí này dẫn lời các chuyên gia cho rằng, khoản chi khổng lồ của Arab Saudi thông qua quỹ đầu tư công và các biện pháp bảo hộ của Ấn Độ đã làm dấy lên lo ngại về việc nước này quá phụ thuộc vào một số ngành công nghiệp.
Trong tình hình các nước phát triển áp dụng chính sách bảo hộ, các nước đang phát triển có thể bị cám dỗ làm theo, từ đó làm suy yếu tính hiệu quả của các chiến lược phát triển của họ.
Bài báo chỉ ra một số bài học lịch sử, đặc biệt là sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Châu Phi do các chính sách sai lầm gây ra trong những năm 1970 và 1980, đồng thời nhấn mạnh sự nguy hiểm của việc lựa chọn một ngành mà không nghiên cứu kỹ lưỡng.
Bài viết chỉ ra rằng tính chất không ngừng phát triển của ngành sản xuất (hiện nay cần tập trung nhiều vốn hơn) thách thức khả năng của các nhà hoạch định chính sách trong việc xác định các ngành phù hợp để phát triển. Thay vào đó, đầu tư vào hàng hóa công như cơ sở hạ tầng và giáo dục trong khi vẫn duy trì nền kinh tế mở có thể mang lại một con đường thuận lợi và ổn định hơn.
Theo Al Jazeera