Khu trục hạm Aegic Trung Quốc khó toàn thây trước tên lửa Việt Nam

Các trang mạng Trung Quốc ồn ào đưa tin về “sự vô dụng” của Su-22M3 và các máy bay tiêm kích của Không quân Việt Nam trước tàu khu trục tên lửa hiện đại lớp Type 052D, chuyên gia quân sự Nga Yevgeny Damantsev cho rằng, vấn đề không đơn giản như vậy.
Su-22M3 của Không quân Việt Nam
Su-22M3 của Không quân Việt Nam

Những xung đột căng thẳng về vấn đề chủ quyền giữa Trung Quốc với các nước khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Philiphines, Malaisia, Brunei…. xuất phát từ đường “9 đoạn”, liên quan đến chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ một lần đạt đến “điểm sôi”. Đặc biệt với Việt Nam và Philippines Trung Quốc đã có nhiều lần sử dụng vũ lực chiến đoạt quần đảo và đảo chìm bất chấp Luật pháp Quốc tế. Đỉnh điểm của xung đột gần đây là vụ dàn khoan nước sâu Hải dương Thạch du 981 ở vùng nước chủ quyền Việt Nam, Bắc Kinh đã điều động một hạm đội tàu hỗn hợp bao gồm cả tàu khu trục và tàu đổ bộ hạng nặng lao vào cuộc xung đột, đâm húc và đe dọa sử dụng vũ lực.

Trong tranh chấp, Việt Nam và Philiphines đã tìm được tiếng nói chung, Mỹ đứng về phía Philippines, nhưng khi một cuộc xung đột giả định giữa Việt Nam và Trung Quốc thì Mỹ cũng sẽ không bao giờ nhảy vào đối đầu với siêu cường hạt nhân thứ ba thế giới. Còn Việt Nam sẽ kiên quyết giáng trả nếu Nga không hỗ trợ thúc đẩy các giải pháp hòa bình. Vì cả Việt Nam và Trung Quốc đều có điểm chung là quan hệ đối tác chiến lược với Nga. 

Từ các bài bình luận của báo Trung Quốc, có thể nhận thấy, tác giả (diều hâu) của các bài báo này thiếu rất nhiều kiến thức về tính năng kỹ chiến thuật của các loại phương tiện tác chiến, sự hiểu biết về khả năng vũ khí trang bị, chiến thuật không hải chiến cũng như năng lực, bản lĩnh tác chiến thật sự của người Việt Nam trong lịch sử đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, dân tộc.

Trong lịch sử hàng không quân sự, Mỹ và Trung Quốc là những nước có nhiều tai nạn máy bay nhất, trong đó có vụ chiếc tiêm kích F-8 Trung Quốc với chiếc EP-3, mặc dù EP -3 của Mỹ bay với tốc độ dưới âm. Vụ tai nạn hàng không của Su 22M3 có những đặc điểm khác hẳn.

Khả năng tác chiến của Không quân Hải quân được đánh giá bằng kỹ năng bay biển, đặt biệt bay ở độ cao thấp. Năm 1972, hai phi công Việt Nam Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bẩy B, bằng máy bay MiG 17 đã bay ở độ cao 500m trên mặt biển, tấn công thành công tàu khu trục Mỹ. Từ kinh nghiệm đánh tàu địch năm 1972 và cuộc không hải chiến Falkland Anh – Argentina cho thấy, để tránh được hỏa lực phòng không của chiến hạm đối phương, máy bay tiêm kích phải bay rất thấp. Qua nhận định của các nhân chứng, cho thấy không quân Việt Nam trên Su 22M3 đã rất quen thuộc với kỹ thuật bay thấp trên mực nước biển khi tiến hành đòn tấn công ném bom mục tiêu.

Học thuyết quân sự Hải quân Việt Nam được xây dựng trên quan điểm đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, với mục đích là răn đe, ngăn chặn chiến tranh, nếu kẻ thù cố tình xâm lược phải đánh thắng. Do đó, để có một cuộc xung đột vũ trang thật sự, cần có những tình huống khá phức tạp. Thế trận chiến tranh nhân dân của Việt Nam có nhiều tầng lớp, từ hệ thống pháo, tên lửa phòng thủ bờ biển, hệ thống hỏa lực hải đảo, hệ thống phòng không đa tầm, hệ thống hỏa lực của các binh chủng chiến hạm nổi và tàu ngầm với rất nhiều loại tên lửa chống tàu và tấn công mặt đất khác nhau, chứ không đơn thuần chỉ có một số lượng Su 22M3, Su 27 và Su 30MK2.

Các khu trục hạm hiện đại của Mỹ, được trang bị hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tiên tiến lớp Arleigh Burke, để có thể tác chiến hiệu quả, cũng phải nằm trong một liên đội hoặc một cụm tàu tấn công chủ lực, có sự yểm trợ chặt chẽ của hệ thống thông tin, tình báo, cảnh báo sớm, có sự hỗ trợ chặt chẽ của Không quân Hải quân từ các tàu sân bay mới có đủ khả năng ngăn chặn một đòn không kích của đối phương, bài học thú vị của chiếc tiêm kích mang bom Su 24 và khu trục hạm Aegic Donald Cook là một ví dụ điển hình về việc tác chiến đơn lẻ.

 Siêu hạm Aegic Trung Quốc Type 052D với hệ thống radar chủ động mảng pha hiện đại Type 348, Type 517HA VHF, Type 344, Type 364, tự đánh giá có khả năng tương tự như hệ thống của Mỹ và được trang bị vũ khí rất mạnh, hỏa lực của chiến hạm này có 1 pháo tự động H/PJ-38 130mm, tổ hợp tên lửa tầm gần 24 đạn HHQ-10 CIWS, 64 ống phóng thẳng đứng dạng revolver cho tên lửa phòng không HQ-9, tên lửa hành trình, tên lửa chống tàu, tên lửa chống ngầm. 2 tổ hợp súng tự động tầm gần 30 mm, một tổ hợp súng tự động đánh chặn H/PJ-12 CIWS, 6 ống phóng ngư lôi, 4 dàn phóng rocket 18 ống. Trong đó khả năng phòng không tầm xa dựa vào sức mạnh của tên lửa phòng không HQ-9.

Theo nguồn tin từ truyền thông, tên lửa HQ-9 có những tính năng kỹ chiến thuật: tầm bắn cực đại 200 km, độ cao đánh chặn từ 500-30000m, tầm xa tiêu diệt tên lửa đạn đạo là 30 km, thời gian phản ứng là 10s, thời gian bay 200 km là 2 phút, tổ hợp có khả năng cùng một lúc tấn công 6 mục tiêu và theo dõi được 100 mục tiêu, góc mở phát hiện mục tiêu là 0-65o.

Trước những nguy cơ xâm hại chủ quyền và lợi ích quốc gia từ phía Trung Quốc, từ lâu, Không quân hải quân Việt Nam đã sở hữu một số lượng khá lớn tên lửa chống tàu các loại. Từ những năm 1980x, Việt Nam đã có hàng loạt máy bay tiêm kích mang bom có khả năng tấn công Không Hải Su 22M, phiên bản xuất khẩu của Su-17 thay đổi cấu hình cánh. Phát triển từ Su 7b tiêm kích chiến trường, Su 17 – Su 22M có những tính năng kỹ chiến thuật rất ổn định, trong thời gian dài, Su 17 là máy bay tiêm kích đa nhiệm nòng cốt của Không quân, không quân Hải quân Liên xô. Máy bay tiêm kích siêu âm Su 17 – 22M3 có những tính năng kỹ chiến thuật: trần bay chiến đấu thực tế – 15000 - 16000 m, Tốc độ cực đại 2,1M, tốc độ bay thấp trên mặt đất – 1350 km/giờ, có khả năng thay đổi cấu hình cánh bay để có thể bay với nhiều chế độ khác nhau, tải trọng vũ khí trang bị hữu ích của Su 17M lên đến 4 tấn vũ khí. Có thể mang theo 2 tên lửa chống tàu Kh-59MK

Lắp tên lửa hành trình chống tàu Kh-22 (KSR-5)

Tên lửa chống tàu mặt biển Kh – 59MK/MK2 có khối lượng 930 kg, khối lượng đầu đạn 320 kg, tốc độ bay 0,72 đến 0,88M, mang đầu tự dẫn radar chủ động, điều khiểnquán tính, giai đoạn cuối bằng quang vô tuyến, riêng tên lửa MK2 còn mang đầu tự dẫn chủ động, quỹ đạo đường bay và độ cao hành trình được đặt trước, với các mục tiêu lớn như khu trục hạm Type 052D, tầm bắn 285 km, các khinh hạm hạng nhẹ là 145 km, khả năng trúng mục tiêu là 0,9 – 0,96, độ cao hành trình của MK là 10 – 12 m so với mặt biển, khu vực mục tiêu là 2 – 4 m. MK2 tấn công theo phương pháp bổ nhào, độ cao bay so với mặt đất là 50 – 300 m.

Tên lửa chống tàu mặt nước siêu âm “Kh – 31AD Moskit’ thực tế có khả năng lắp trên bất cứ loại phương tiện mang nào, tốc độ bay trên độ cao 15 km lên tới 3,1M, độ cao bay thấp nhất đạt 0,1 km. tên lửa có khối lượng phóng 715 kg, khối lượng đầu đạn 110 kg, tầm bắn lên đến 250 km, sử dụng đầu tự dẫn radar thụ động, quán tính, tầm bắn thực tế khoảng 120 – 160 km. Tên lửa được trang bị trước hết cho các máy bay Su 27, Su 30 MK.

Những tên lửa này đều được sản xuất vào giai đoạn những năm 80x, các phiên bản nâng cấp, cải tiến đang được thực hiện gần đây cho khách hàng nước ngoài.

Chuyên gia Damantsev phân tích: “Còn về chuyện “bắn hạ” các máy bay Su-22M3, hơn nữa là Su-30MK2 bằng hệ thống tên lửa phòng không tầm xa trên hạm HQ-9 lắp trên tàu khu trục lớp Type 052D của Trung Quốc, tôi xin nói “ngay lập tức” rằng, chuyện đó không đơn giản như thế, mà hạm đội Trung Quốc, trái lại, có thể ăn một quả tên lửa chống hạm vào mạn tàu”.

 Trong biên chế Không quân Việt Nam hiện có 24 Su-30MK2 và hơn 35 Su-22M3/M4 vốn được thiết kế để có thể phóng các tên lửa chiến thuật tầm xa Kh-59 MK/MK2 Ovod có tầm bắn đến 285 km, cũng như tên lửa chống radar và chống hạm Kh-31.

Giả thiết có tình huống tương tự như vụ HD 981, siêu chiến hạm Aegic Trung Quốc tiến hành những hoạt động khiêu khích trong vùng nước đặc quyền kinh tế và đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực tấn công các mục tiêu trong vùng nước chủ quyền Việt Nam, sử dụng hệ thống radar aegic made in chine và tên lửa phòng không phóng thẳng đứng HQ – 9 trong 1 cuộc đối đầu không chủ ý. Không quân Hải quân Việt Nam có quyền chính đáng đáp trả. Kịch bản có thể xảy ra khi Type 052D xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (200 dặm cách bờ), khởi động hệ thống aegics, hướng radar vào mục tiêu tấn công và có dấu hiệu sử dụng vũ khí hạng nặng trong một cuộc đối đầu không chủ ý.

Từ các sân bay – căn cứ quân sự khác nhau trên bờ biển. Có thể 3 biên đội Su 22M xuất kích mang theo tên lửa Kh – 59KM/KM2. Mỗi máy bay mang được 2 tên lửa, tổng số có thể tấn công lên đến 12 đầu đạn. Với tốc độ cao, trần bay thấp – dưới 500 m, các biên đội Su 22M3 có thể tiếp cận Type 052 từ 3 hướng đối nghịch nhau, định hướng tấn công vào đầu, đuôi và phần thân của khu trục, tốc độ bay khoảng từ 800 - 1000 km/h. Để đối phương không phát hiện từ trên không, Không quân Việt Nam có thể gây nhiễu tuyến bờ biển, khu vực rời đường ven bờ của tiêm kích mang tên lửa.

Những thông tin huấn luyện gần đây của không quân cho thấy, hệ thống radar cảnh giới và hệ thống dẫn đường hầu hết mặt đất khi bay biển, không sử dụng máy bay chỉ huy trên không. Điều đó có nghĩa là các phi công và sở chỉ huy duyên hải nắm rất chắc, kỹ địa hình đất liền, bờ biển và trên biển.

Trong điều kiện tối ưu, ở khoảng cách 200 km, radar type 052D có khả năng phát hiện mục tiêu, khởi động hệ thống phòng không và đeo bám mục tiêu. Nếu phóng tên lửa ở khoảng cách này, thời gian bay sẽ kéo dài 2 phút, hệ thống cảnh giới bầu trời dễ dàng phát hiện tên lửa phòng không HQ và với độ cao thấp, tốc độ cao. Su 22M có khả năng vượt vòng nguy hiểm. Theo sự hướng dẫn từ sở chỉ huy, Su 22M tiếp cận vùng phóng hiệu quả. .

Sơ đồ phóng tên lửa chống tàu từ máy bay chiến đấu

Trên khoảng cách từ tấn công hiệu quả, Su 22M có khả năng đồng loạt phóng tên lửa. Số lượng đạn của 3 biên đội có thể từ 8 đến 12 tùy theo quyết định của Sở chỉ huy. Do góc phóng của Kh – 59MK/MK2 là  > 45o so với mặt phẳng mục tiêu. Cùng một lúc hệ thống phòng không phải có lựa chọn tối ưu, tấn công máy bay hay đánh chặn tên lửa. HQ có khả năng tấn công cùng lúc 6 mục tiêu, các  tên lửa còn lại sẽ do HHQ-10 CIWS và H/PJ-12 CIWS đảm nhiệm, do hướng tấn công khác nhau. Hệ thống phòng thủ tầm gần phải mất thời gian chuyển hướng.

 Do cùng một thời điểm, Type 052D trong điều kiện tối ưu có thể đánh chặn được 8 tên lửa Kh-59KM/KM2, một điều vô cùng viễn tưởng trong thực tế chiến đấu, khi Kh-59KM bay với độ cao 50 m so với mặt nước biển, còn HQ-9 theo khảo sát của nước ngoài, chỉ có khả năng đánh chặn ở độ cao trên 500 m.

Trong tình huống này, nếu Su – 22M3 tiếp tục tấn công tiếp bằng các tên lửa còn lại, khả năng phòng thủ của Type 052D = 0 do không kịp chuyển hướng bắt mục tiêu của phòng không tầm cận gần. Type 052D trúng ít nhất là 1 tên lửa trở lên.

Tình huống xấu hơn: Hải quân Việt Nam có thể sử dụng 1 Su – 30 MK sử dụng tên lửa Kh 31A tấn công từ trên cao, đồng thời hoặc sau đòn tấn công ồ ạt của Su-22M. Trên thực tế, ngay cả hệ thống tên lửa đánh chặn của Mỹ cùng chưa có độ tin cậy cao khi đánh chặn tên lửa hành trình tốc độ siêu âm với khả năng thay đổi quỹ đạo đường bay. Chưa đề cập đến việc aegic (bản nhái) Trung Quốc phải xử lý mục tiêu trong tình huống có hàng loạt tên lửa cùng tập kích theo nhiều hướng.

Những khái toán đã nêu bỏ qua các vấn đề như; nhịp độ phóng tên lửa, quỹ đạo tên lửa đã được lập trình khác biệt, hỗn hợp các loại tên lửa khác nhau (Kh-59KM và Kh-59 KM2), trình độ bay và bản lĩnh, dũng khí của phi công Việt Nam, điểu hình như Nguyễn Văn Bảy B hoặc Phạm Xuân Thiều.

Trong thực tế chiến đấu, các khu trục hạm hiện đại nằm trong đội hình tác chiến của một hạm đội, hải đoàn, có sự liên kết phối hợp chặt chẽ, phòng không và phòng thủ tên lửa nhiều tầng, nhiều lớp. Việc một Type 052D có thể độc lập chống lại một cuộc tập kích đường không của đối phương? Bài học của hải quân Anh ở chiến trường Argentine đã chỉ rõ điều này.

Theo: QPAN