Biển Đông: Mỹ chuẩn bị “tên lửa trận” đối phó đảo nhân tạo Trung Quốc

Trong trường hợp xảy ra xung đột Mỹ-Trung trên Biển Đông, có thể hình dung việc sử dụng hỏa lực ồ ạt của các tên lửa diện rẻ tiền mà cực kỳ hiệu quả từ quần đảo Philippines. Chiến dịch này sẽ trút xuống các tên lửa có tốc độ 3M rất khó đánh chặn, bắn vào các căn cứ đảo xây dựng rất khó khăn và tốn kém của Trung Quốc, National Interest phân tích.
Trung Quốc ngang nhiên xây dựng đảo nhân tạo và đường băng. nhà chứa máy bay và các công trình quân sự trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Trung Quốc ngang nhiên xây dựng đảo nhân tạo và đường băng. nhà chứa máy bay và các công trình quân sự trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Việc xây dựng các căn cứ đảo nhân tạo lớn của Trung Quốc dường như tiến triển nhanh chóng và có khả năng làm biến chuyển cán cân sức mạnh quân sự ở Biển Đông. Trong một lá thư không mật, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper đánh giá rằng, cụm căn cứ đảo sẽ mang lại cho Trung Quốc khả năng “triển khai một loạt khả năng tấn công và phòng thủ quân sự”, cũng như “năng lực đáng kể để nhanh chóng tung sức mạnh tấn công quân sự đáng kể đến khu vực”. Ông Claper cũng nói rằng, các cơ sở này có khả năng sẽ “hoàn thành vào cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017”.

Tên lửa Mỹ
Tên lửa Mỹ

Để duy trì khả năng can thiệp để bảo vệ lợi ích quốc gia của Mỹ ở Biển Đông ở mức rủi ro và chi phí hợp lý, Mỹ cần nhanh chóng xây dựng các kế hoạch và các công cụ đổi mới để đối phó với các căn cứ đảo này với mốc thời gian tính bằng tháng thay vì bằng năm.

May mắn thay, lịch sử quân sự đã chỉ ra rằng, sự đổi mới quân sự hiệu quả nhất thường diễn ra với chính loại kẻ thù và thách thức tác chiến cụ thể này trong suy nghĩ. Như các học giả MacGregor Knox và Williamson Murray chứng minh trong cuốn “Sự năng động của cuộc cách mạng quân sự, 1300-2050” (The Dynamics of Military Revolution, 1300-2050), các cụm sáng kiến lớn đã được phát triển trong thời gian giữa hai cuộc chiến - chiến tranh hiệp đồng binh chủng trên bộ, tác chiến tàu sân bay và tác chiến đổ bộ - đã được truyền cảm hứng bởi sự tồn tại của những kẻ thù cụ thể.

Tương tự như vậy, các chiến lược cạnh tranh (offset strategy) thứ hai và thứ ba thời chiến tranh lạnh được hoạch định nhằm khai thác lợi thế của Mỹ về các loại vũ khí hạt nhân và tiến công chính xác, tương ứng, là nhằm chống lại thách thức cụ thể của quân đội Liên Xô tại chiến trường châu Âu. Khi Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ tiến lên với khái niệm chiến đấu đa môi trường mới của họ, sự phát triển nhanh chóng của các căn cứ đảo nhân tạo của Trung Quốc hiện lên như một vấn đề của thế giới hiện thực đang hiện ra lờ mờ đòi hỏi phải có một giải pháp quân sự cụ thể, và là phải sớm có.

Đó có thể là các tên lửa diện đối diện hiện có hay sẽ có trong kho vũ khí của Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ: Hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS (Army Tactical Missile System) hiện có trong trang bị của Lục quân Mỹ và tên lửa tầm xa chính xác LRPF (Long Range Precision Fires) đang được phát triển và dự định triển khai vào năm 2027.

Tên lửa LRPF
Tên lửa LRPF

Trong khi Trung Quốc trong một hay hai thập kỷ qua đã triển khai một số lượng lớn tên lửa đường đạn và hành trình tấn công chính xác tầm xa diện đối diện, Mỹ đã chậm hơn để làm như vậy, một phần bị trói tay bởi Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung ( INF) và cả do sự băn khoăn về việc sử dụng tên lửa đường đạn thông thường - những lo ngại mà giới lãnh đạo Trung Quốc rõ ràng là không chia sẻ.

Kết quả là các khái niệm tung sức mạnh hàng hải và tấn công chính xác quy mô lớn của Mỹ đã chủ yếu tập trung vào các phương tiện tấn công truyền thống (và tương đối đắt tiền) như máy bay tiêm kích, máy bay ném bom tầm xa và tàu sân bay. Khoảng cách gần của các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc tới lãnh thổ đồng minh, cùng tầm với dự kiến xa hơn của tên lửa LRPF có thể mang lại một cơ hội cho một cách tiếp cận khác.

Một số tính toán tuần tự. Một là, dựa trên các số liệu xuất khẩu gần đây, mỗi tên lửa ATACMS có lẽ có giá khoảng 1,1 triệu USD/quả; các bệ phóng cơ động liên quan có giá khoảng 3,5 triệu USD/xe. Trong khi những tên lửa này sẽ không thích hợp cho các ứng dụng tấn công thâm nhập tầm xa hoặc kiểm soát biển, thì đối với nhóm vấn đề cụ thể kiểu “đá sập cửa” các căn cứ đảo nhân tạo của Trung Quốc, dường như đây là một giải pháp tương đối rẻ tiền.

Điều này đặc biệt đúng khi so sánh với việc mạo hiểm các phương tiện tấn công đắt tiền hơn nhiều như các tiêm kích tiến công liên quân JSF (F-35) giá 100 triệu USD hay các tàu chiến giá hơn 1 tỷ USD, qua đó giúp cho các phương tiện đó rảnh tay cho các cuộc tấn công sâu hơn hoặc các chiến dịch ưu tiên cao khác.

Tên lửa LRPF
Tên lửa LRPF

Một yếu tố khác, Hiệp ước INF mà Mỹ vẫn tuân thủ ít nhất là hiện giờ, cấm Mỹ sở hữu các tên lửa hành trình hoặc đường đạn phóng từ mặt đất có tầm 500-5.500 km, nhưng Trung Quốc lại không phải là một bên ký Hiệp ước này. Tương tự như vậy, Chế độ kiểm soát phổ biến công nghệ điều các tên lửa (MTCR), một chế độ tự nguyện mà Mỹ ký kết, cũng cấm Mỹ xuất khẩu tên lửa và công nghệ liên quan có khả năng mang tải trọng đi xa hơn 300 km.

Kết quả là tầm bắn tối đa được công bố của biến thể được triển khai hiện tại (và xuất khẩu) của ATACMS là 300 km, và tầm bắn tối đa của tên lửa thế hệ mới LRPF là 500 km, một lần nữa chính là giới hạn tầm bắn của Hiệp ước INF. May mắn cho Mỹ và đồng minh là Trung Quốc đã xây dựng cả ba căn cứ đảo nhân tạo lớn nhất ở trong vòng 500 km cách bờ biển Philippines. Đá Vành khăn, hòn đảo nhân tạo lớn nhất được xây dựng cho đến nay và bãi cạn Scarborough bị Trung Quốc chiếm từ tay Philippines vào năm 2012, cả hai đều nằm trong vòng 300 km (xem hình minh họa bên dưới).

Đường kẻ màu vàng là giới hạn tầm bắn 300 km của tên lửa diện đối diện của Mỹ theo quy định của MTCR. Đường kẻ màu xanh da trời là giới hạn tầm bắn 500 km của tên lửa diện đối diện của Mỹ theo quy định của INF
Đường kẻ màu vàng là giới hạn tầm bắn 300 km của tên lửa diện đối diện của Mỹ theo quy định của MTCR. Đường kẻ màu xanh da trời là giới hạn tầm bắn 500 km của tên lửa diện đối diện của Mỹ theo quy định của INF

Trong trường hợp xảy ra xung đột Mỹ-Trung trên Biển Đông, có thể hình dung việc sử dụng hỏa lực ồ ạt của các tên lửa diện đối diện rẻ tiền mà cực kỳ hiệu quả từ quần đảo Philippines. Chiến dịch này sẽ trút xuống các tên lửa có tốc độ 3M rất khó đánh chặn phóng đi từ các bệ phóng cơ động ẩn trên địa hình gồ ghề của Philippines bắn vào các căn cứ đảo xây dựng rất khó khăn và tốn kém của Trung Quốc.

Các phương tiện ISR (tình báo, giám sát và trinh sát) tàng hình như các máy bay không người lái có độ bộc lộ thấp hoặc tàu ngầm (hoặc thậm chí cả máy bay không người lái phóng từ tàu ngầm) về cơ bản có thể dùng như các phương tiện trinh sát pháo binh hoạt động từ bên trong ô tên lửa phòng không/chống hạm của Trung Quốc để cung cấp thông tin chỉ thị hỏa lực và đánh giá thiệt hại thời gian thực. Những lợi thế của khái niệm này sẽ bao gồm việc giảm được nguy cơ liên quan với việc duy trì các phương tiện tấn công giá trị cao, nhưng không tàng hình, ở bên ngoài các khu vực khống chế của tên lửa phòng không và chống hạm của Trung Quốc cho đến sau khi hỏa lực tên lửa đường đạn của Mỹ thu hẹp được chúng.

(còn nữa)

Theo VND