Các hoạt động của HAGL tại tỉnh Ratanakkiri, Campuchia đã bị ngừng lại đến cuối tháng 11/2014.
Tháng 10/2014, sau khi 10 thành phố trên thế giới phản đối kịch liệt những khoản đầu tư vào nông nghiệp của Ngân hàng Thế giới gần đây, tổ chức này đã trả lời những cáo buộc trong đầu năm 2014 về việc IFC, đơn vị cung cấp vốn cho các khu vực tư nhân của WB có hành vi “dung túng” cho HAGL, một công ty Việt Nam bị buộc tội khai thác và chiếm dụng đất trái phép tại Campuchia.
Định chế tài chính thuộc Liên Hiệp Quốc cũng phải giải trình với những chứng cứ đưa ra bởi các nhà điều tra nội bộ rằng gói đầu tư trị giá 35 tỉ của LHQ vào các quốc gia đang phát triển hầu như không cải thiện được tình hình nghèo đói, mà còn góp phần hủy hoại cuộc sống của các cộng đồng dân cư địa phương.
“Tổ chức Ngân hàng Thế giới chia sẻ những quan ngại về hành vi chiếm dụng đất trên quy mô lớn xuất hiện ở khắp nơi và tin rằng việc bảo vệ đất cho người nghèo trên toàn châu lục đang gây tranh cãi”, WB trả qua email với tờ Post như vậy. “ Tất cả những sáng kiến của WB được đưa ra nhằm đẩy lùi đói nghèo và đẩy mạnh no ấm cho con người trên thế giới.”
Tuy nhiên tại Campuchia, những cộng đồng dân cư tại đây đang mắc kẹt trong những vụ tranh chấp đất chưa có hồi kết với các nhà đầu tư nước ngoài và những tầng lớp thượng lưu trong nước cho rằng chính WB mới là then chốt góp phần khiến họ bị đuổi khỏi nơi ở.
WB cũng là tổ chức đầu tư vào các dự án biến đổi khí hậu tại những quốc gia như Campuchia. Cuộc cải cách năm 2003 “bao gồm việc giảm thuế nhập khẩu, cho thuê đất tái cải tạo với thời hạn lên tới 99 năm và thả nổi giá hàng hóa dịch vụ do nhà đầu tư cung cấp”, theo Anuradha Mittal, giám đốc chính sách tại Viện Oakland, một nhà môi trường học. Một thập kỷ sau những chính sách này của WB, 76% đất canh tác của Campuchia đã rơi vào tay những chủ đồn điền giàu có.
Đáp lại những ý kiến này, WB “phản đối những khoản đầu cơ đất và chiếm dụng đất mà lợi dụng sự quản lý yếu kém tại các quốc gia đang phát triển hoặc bất tuân theo những quy định về trách nhiệm đầu tư nông nghiệp.”
Tuy nhiên, “cánh tay phải” của WB - Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã dính phải những bê bối về tranh chấp đất. Cụ thể, tập đoàn cao su của Việt Nam, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) là một ví dụ điển hình. Tập đoàn này đã nhận 16.4 triệu USD từ IFC qua quỹ trung gian Dragon Capital.
HAGL, đơn vị bị cáo buộc nắm giữ số đất nhiều gấp 5 lần mức quy định, trong đầu năm 2014 đã tiếp tục phải đối diện với cáo buộc chiếm dụng đất, khai thác bên ngoài khu vực sở hữu, sở dụng lao động là trẻ em và phá hủy tài sản đất. Các hoạt động của HAGL tại tỉnh Ratanakkiri, Campuchia đã bị ngừng lại đến cuối tháng 11 trong khi những điều tra của Ngân hàng Thế giới vẫn đang tiếp diễn.
Theo ANTT