Tờ nguyệt san National Interest (Mỹ) ngày 1/5 có bài viết cho rằng, để khẳng định mình nghiêm túc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lệnh cho một cụm tàu sân bay Mỹ triển khai ở vùng biển lân cận Triều Tiên.
Đối với động thái này, Triều Tiên đã đưa ra phản ứng mạnh mẽ, tuyên bố có thể bắn chìm tàu sân bay Mỹ và tổ chức một cuộc diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn - với vài trăm quả đạn pháo đồng thời được bắn ra.
Kể từ khi ký kết hiệp định đình chiến vào năm 1953, hiện là thời điểm Mỹ và Triều Tiên ở gần tình trạng rất gần với một chiến tranh tiếp theo.
Trong bối cảnh này, tờ Foreign Policy Mỹ ngày 1/5 đăng một bài viết khẳng định, quân đội Mỹ từ lâu đã có các "kế hoạch tác chiến" đối với Triều Tiên.
Theo bài viết, nếu có một vấn đề mà quân đội Mỹ đang phải nghiên cứu và xem xét, đó chính là vấn đề chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Tất cả lực lượng vũ trang của Mỹ từ lâu luôn xem xét nghiêm túc vai trò của họ trong chiến tranh Triều Tiên.
Thủy quân lục chiến Mỹ có thể cân nhắc hành động đổ bộ. Hải quân có thể hành động "ba mặt" ở bán đảo Triều Tiên - điều này rất dễ dàng, nhất là đối với triển khai tàu khu trục Aegis, loại tàu có thể bắn rơi tên lửa. Lực lượng đặc nhiệm sẽ phải hoàn thành rất nhiều nhiệm vụ quan trọng trên mặt đất, chẳng hạn tìm điểm hỏa lực, cơ sở thông tin và bộ chỉ huy dưới lòng đất.
Chiến tranh Triều Tiên sẽ tiến hành như thế nào? Các nhà hoạch định chính sách của quân đội Mỹ đã cân nhắc vài chục năm, đặc biệt là 20 năm qua Triều Tiên tìm cách nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa có thể lắp đầu đạn hạt nhân.
Theo tác giả bài viết Thomas Ricks, Mỹ thực sự có rất nhiều "kế hoạch tác chiến", bản thân ông từng nghe báo cáo vắn tắt của một số kế hoạch.
"Kế hoạch tác chiến số 5027" của quân đội Mỹ yêu cầu Mỹ điều vài trăm nghìn quân tới khu vực tác chiến trong vòng 90 ngày, cộng với một nửa số tàu chiến và hơn 1.000 máy bay chiến đấu.
Ngoài ra, còn có "Kế hoạch tác chiến số 5029", chủ yếu là ứng phó thế nào với sự sụp đổ bất ngờ của chính quyền Bình Nhưỡng và bảo đảm an toàn của kho vũ khí sinh học và vũ khí hạt nhân.
Cùng với sự thay đổi của toàn cầu hóa, những kế hoạch này sẽ được tiến hành điều chỉnh nhiều lần. Nhưng còn tồn tại một số vấn đề quan trọng và gai góc.
Trước hết là vấn đề tấn công đánh đòn phủ đầu. Quân đội Mỹ có thể không kích tên lửa và đầu đạn của Triều Tiên? Không thể. Chúng chắc chắn đều được cất giấu trong các công sự ở sâu dưới lòng đất. Người Triều Tiên rất giỏi đào hầm.
Tác giả Thomas Ricks cho biết ông từng đi vào đoạn cực nam của một đường hầm dưới mặt đất ở khu phi quân sự của họ. Nó để lại ấn tượng sâu sắc. Đó chỉ là một trong rất nhiều đường hầm của Triều Tiên.
Nhưng, không kích cộng với gây nhiễu quan trọng và tấn công mạng của Mỹ rất có thể sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khả năng phóng của Triều Tiên. Thông tin nội bộ của họ hầu như sẽ đứt đoạn.
Nếu dự định tiến hành tấn công đánh đòn phủ đầu, rất có khả năng Mỹ sẽ thực hiện hành động "trảm tướng" nhằm vào các nhà lãnh đạo Bình Nhưỡng.
Máy bay không người lái có thể hành động ở tầng trời thấp, tiến hành cảnh cáo cho bất cứ hệ thống phóng nào trong đường hầm. Những nhân viên điều khiển hệ thống phóng sẽ làm việc trong môi trường nguy hiểm nhất trên toàn cầu.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hàng đầu của phát động tấn công đánh đòn phủ đầu là pháo binh của Triều Tiên. Triều Tiên đã triển khai rất nhiều pháo (hàng ngàn khẩu) ở dọc khu phi quân sự. Một khi họ biết xảy ra cái gì thì họ rất có khả năng bắt đầu nã pháo vào thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Hành động tấn công vào khu vực Seoul có dân số trên 20 triệu người sẽ gây ra cảnh tượng rất đáng sợ, cho dù đạn pháo không thể vươn tới miền nam Soeul và chỉ duy trì được vài ngày. Nhưng nó vẫn chưa đến mức trở thành “biển lửa” – vài năm trước, Bình Nhưỡng từng tuyên bố muốn phát động tấn công pháo theo kiểu “trút mưa” đối với Seoul.