Nền kinh tế đang mắc nghẹn với “cục xương” mang tên BOT. Ở các dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) giao thông đường bộ có thu phí, hiện có hai tình trạng, hoặc là theo lộ trình được tăng phí nhưng “trước mắt chưa tăng phí BOT và giãn thời gian thu phí tối đa đối với các dự án BOT”(1), hoặc là có lưu lượng xe qua lại thực tế thấp hơn so với dự báo trong hợp đồng. Cả hai tình trạng này đều làm “đau đầu” như nhau, bởi đều có khả năng cao tạo thành gáng nặng nợ nần mà rốt cuộc thì đều đổ lên đầu người đóng thuế.
Nhà quản lý nói vốn đầu tư BOT là đúng quy định, doanh nghiệp kêu ca chuyện đầu tư vào BOT không có lãi, nhưng người dân thì bức xúc với hàng loạt trạm BOT mọc lên như nấm sau mưa.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định chưa cho tăng phí các trạm BOT vào thời điểm hiện tại và thậm chí sẽ xem xét giảm phí cho một số dòng xe trong tháng 6. Thế nhưng, trạm BOT Mỹ Lộc vừa áp mức phí mới tăng tới 50% từ ngày 1.6.
Chiều 5/6, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) phát đi thông báo chính thức về việc chưa điều chỉnh mức phí trên tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Theo dự kiến và đề xuất của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), từ ngày 15/5 tới đây sẽ chính thức điều chỉnh mức thu phí tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình lên mức 2.000 đồng/xe tiêu chuẩn/km