VietTimes – CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM (WCM) – công ty mẹ của CTCP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Wincommerce - lần đầu tiên có lợi nhuận thuần sau thuế (NPAT) trong nửa cuối năm 2021.
VietTimes -- CTCP Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) vừa công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị (HĐQT) ban hành ngày 31/12/2019 về việc hoán đổi cổ phần với CTCP Phát triển Thương mại và dịch vụ VCM (VCM).
VietTimes – Sau Quý 1 thua lỗ bởi việc hợp nhất Vincommerce (VCM), Tập đoàn Masan đã báo lãi trở lại trong Quý 2/2020. The CrownX - công ty con nắm giữ phần vốn góp của Masan tại MCH và VCM – có doanh thu tăng trưởng 2 chữ số.
VietTimes -- Trước đó, VIC phân loại VinID thuộc nhóm thương mại - dịch vụ và dưới sự quản lý trực tiếp của One Mount Group - pháp nhân được thị trường đồn đoán là nơi hội tụ của 3 “ông lớn” Vingroup, Masan và Techcombank.
VietTimes -- Dữ liệu của VietTimes cập nhật đến ngày 12/2/2020 cho thấy, các cổ đông ngoại là quỹ đầu tư GIC (thuộc Chính phủ Singapore) và Credit Suisse đều không còn nắm giữ cổ phần tại VCM - công ty mẹ của của VinCommerce. Trong khi vị trí cao nhất của 2 doanh nghiệp này đã được tiếp quản bởi Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang.
VietTimes -- Khi “cờ đã đến tay”, tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang sẽ nắm quyền chi phối trong cách lắp các “mảnh ghép” được định giá tỷ đô như Masan Consumer Holdings (MCH) và Công ty VinCommerce (VCM) nhằm xây dựng một doanh nghiệp hàng tiêu dùng - bán lẻ mới có sức cạnh tranh vượt trội và quy mô hàng đầu Việt Nam.
VietTimes -- Năm 2020, Tập đoàn Masan đặt kế hoạch VinCommerce sẽ đạt doanh thu hơn 42 nghìn tỷ đồng (+64% YoY) nhờ mức tăng trưởng doanh số từ chuỗi Vinmart và Vinmart+ hiện hữu (từ 24 - 25%) và đóng góp cả năm từ các cửa hàng được mở trong năm 2019. Tuy nhiên, việc mở mới các cửa hàng Vinmart và Vinmart+ trong năm 2020 sẽ diễn ra chọn lọc hơn trong khi những cửa hàng hoạt động kém hiệu quả sẽ bị đóng cửa.
VietTimes -- Đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, việc đưa ra các thỏa thuận ràng buộc đi kèm giúp họ phần nào kiểm soát rủi ro, hạn chế tác động bất lợi gây thiệt hại cho khoản đầu tư. Ở chiều hướng ngược lại, Masan và Vingroup là những doanh nghiệp tư nhân hàng đầu đã quá quen thuộc với việc đón nhận dòng vốn ngoại.
VietTimes -- Kể từ năm 2013 đến tháng 5/2019, Tập đoàn Vingroup đã huy động được 6,9 tỷ USD thông qua 15 giao dịch (bao gồm cả đầu tư cổ phần và vay vốn). Con số này hứa hẹn tiếp tục tăng lên sau khi quỹ đầu tư do Chính phủ Singapore quản lý - GIC rót 500 triệu USD vào công ty con mới được thành lập của Vingroup.