VietTimes -- Từ 1/8, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Công được phân công kiêm phụ trách Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) cho đến khi có nhân sự được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐTV.
SBIC vẫn gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm, ngay cả khi đã chấp thuận “nhặt bạc cắc” từ các hợp đồng đóng tàu cá vỏ thép vài trăm tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc thực hiện giải thể các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do tất cả các đơn vị đều kinh doanh thua lỗ hoặc đã ngừng hoạt động.
Trong những năm vừa qua, giá trị sản xuất và doanh thu của Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC) đã có những thay đổi tích cực tuy nhiên năm nào cũng lỗ. Đáng chú ý, tiền lương và tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công nhân vẫn chưa được trả.
Vinashinlines (công ty con của Vinalines) vẫn chưa thể rũ được cục nợ lớn từ hệ thống tàu lash chuyên dùng chở xà lan mang tên Sông Gianh đã dừng hoạt động suốt 8 năm qua.
Sau 5 năm tái cơ cấu, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin, nay là Tổng công ty công nghiệp tàu thủy (SBIC), đã có 225 trong tổng số 272 doanh nghiệp được tái cơ cấu.
Cần gấp những lối thoát, kể cả việc chấp nhận bán dưới giá thành, nhằm sớm vực dậy, đưa vào hoạt động cho một loạt công trình trị giá hàng ngàn tỷ đồng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách hoặc bằng vốn của các doanh nghiệp nhà nước không phát huy hiệu quả, nằm đắp chiếu suốt nhiều năm qua.
Việc CPH Công ty Đóng tàu Hạ Long được tiến hành qua các bước, để trước hết xử lý công nợ hiện có, đưa vốn chủ sở hữu về mức bằng “0”, tăng vốn cho DN
bằng cách chuyển một phần vốn vay từ Công ty mẹ SBIC thành vốn điều lệ.