VietTimes – Do không có nguồn tin khác để kiểm chứng nên dù Lâm Đậu Đậu hai lần gọi tới khẳng định mẹ và em trai cô âm mưu ép buộc Lâm Bưu chạy trốn, ông Chu Ân Lai vẫn không tin, không ra lệnh cho đơn vị cảnh vệ ngăn chặn.
VietTimes – Chu Ân Lai gọi điện cho Diệp Quần để thăm dò tình hình và cảnh báo khéo, khuyên họ đừng đi; nhưng không ngờ ông đã vô tình đánh động họ khiến mẹ con Diệp Quần nghĩ kế hoạch đã lộ, quyết định chạy sang Liên Xô.
VietTimes – Tại Bắc Kinh, thấy kế hoạch đảo chính không thể thực hiện được, Lâm Lập Quả và đồng đảng quyết định thực hiện phương án hai: chạy về Quảng Châu lập trung ương khác để chống lại chính quyền trung ương Bắc Kinh.
VietTimes – Diệp Quần với tham vọng làm Đệ nhất phu nhân đã tham gia âm mưu đảo chính cùng con trai; còn Lâm Đậu Đậu khi biết chuyện, can ngăn Lâm Lập Quả không được cũng không dám báo âm mưu đảo chính của mẹ và em cho cha.
VietTimes – Phát biểu trong chuyến công du phía Nam của Mao Trạch Đông, tạo thanh thế lớn như vậy, về mặt khách quan đã có tác dụng “rung chà cá nhảy” đối với nhóm Lâm Lập Quả - con trai Lâm Bưu, vốn đã có âm mưu phản loạn.
VietTimes – Việc Chu Ân Lai dự kiến nội các mới gồm nhiều thuộc hạ Lâm Bưu và thông tin các tướng trong Văn phòng Quân ủy lừa dối Mao Trạch Đông trong chuyện kiểm điểm sau hội nghị đã khiến ông quyết định ra tay...
VietTimes – Bất đồng sớm nhất giữa Lâm Bưu và Mao Trạch Đông là việc nhóm Cách mạng Văn hóa Trung ương gây áp lực lên ông vào đầu năm 1967 và muốn phát động Cách mạng Văn hóa trong quân đội, điều Lâm Bưu phản đối.
LTS: Sắp tới dịp kỉ niệm 50 năm ngày xảy ra sự kiện Lâm Bưu bị tử nạn cùng vợ con do rơi máy bay tại Mông Cổ trong nghi án “phản bội và chạy trốn”. Từ ngày 15/12, một nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc đã cho công bố trên Đa chiều công trình nghiên cứu của ông về Lâm Bưu, mối quan hệ Lâm Bưu – Mao Trạch Đông và sự thật về “Sự kiện Lâm Bưu”. VietTimes xin chuyển ngữ để bạn đọc tham khảo.