Xung đột Nga-Ukraine: bữa tiệc thịnh soạn của các tổ hợp công nghiệp-quân sự Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Tiếng nổ kinh hoàng của bom đạn đối với thường dân Ukraine đã biến thành âm thanh vui tai của những kẻ buôn súng.Chiến tranh Nga-Ukraine đã dọn sạch kho vũ khí tồn đọng và những lái súng nóng lòng được vào cuộc.
Đức sẽ chuyển giao 50 xe tăng tăng Leopard-1 cho Ukraine (Ảnh: Military Today).
Đức sẽ chuyển giao 50 xe tăng tăng Leopard-1 cho Ukraine (Ảnh: Military Today).

Các quan chức Mỹ tiết lộ, vào ngày 13/4 Tổng thống Joe Biden sẽ công bố thêm khoản viện trợ quân sự trị giá 750 triệu USD nữa cho Ukraine. Điều đáng chú ý là số tiền này thực hiện theo quy trình "Sắc lệnh của Tổng thống về việc sử dụng quỹ", tức là khoản tiền này có thể nhanh chóng được gửi đến những hãng buôn bán vũ khí để mua vũ khí mà không phải mất thời gian đợi Quốc hội thông qua.

Trong khi ông Biden đang chuẩn bị tiền, Lầu Năm Góc cũng đang hoạt động rất hiệu quả. Theo những người quen thuộc với vấn đề này, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ tổ chức cuộc họp vào ngày 13/4 để triệu tập lãnh đạo của 8 tổ hợp công nghiệp - quân sự lớn để thảo luận về vấn đề tăng cường viện trợ vũ khí cho Ukraine. Người đứng đầu 8 doanh nghiệp quân sự lớn bao gồm Raytheon và Lockheed Martin đều sẽ tham dự. Một bữa tiệc của những “thương gia tử thần” sắp bắt đầu.

Kể từ khi ông Biden lên nắm quyền, Mỹ đã liên tục viện trợ quân sự cho Ukraine lên tới 2,4 tỷ USD, phần lớn trong số đó xảy ra kể từ sau khi cuộc chiến Nga-Ukraine bùng phát hôm 24/2.

Sau khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden liên tục cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine.

Sau khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden liên tục cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine.

Liên tục viện trợ quân sự cho Ukraine dẫn đến việc loại bỏ "thóc thừa" của gia đình địa chủ. Cách đây một thời gian, vũ khí của ông Biden viện trợ cho Ukraine đã bắt đầu được huy động từ các đơn vị của quân đội Mỹ. Tuần này, cảnh sát Mỹ đã được huy động để gửi thiết bị phòng hộ tới Ukraine. Về phía Ukraine, Tổng thống Zelensky vừa luôn miệng chỉ trích và cáo buộc NATO là không đáng tin cậy, vừa đồng thời kêu gọi cả thế giới, yêu cầu Mỹ và đồng minh tăng thêm viện trợ quân sự cho Ukraine.

Ông Zelensky vội vàng như vậy cũng có lý do, bởi phía Nga đánh phá quá nhanh. Hai ngày trước, Mỹ vừa thông báo Slovakia chuyển giao S-300 tồn đọng cho Ukraine lấy tên lửa Patriot mới, thì Bộ Quốc phòng Nga thông báo hệ thống S-300 do "một nước châu Âu" cung cấp cho Ukraine đã bị các tên lửa có độ chính xác cao của Nga làm nổ tung. Cuộc chiến Nga-Ukraine không chỉ vét sạch kho vũ khí của Ukraine, mà ngay cả các vũ khí do Liên Xô sản xuất còn tồn đọng ở Đông Âu cũng gần như bị vét sạch. Những kẻ buôn bán vũ khí của Mỹ lại mừng phát cuồng.

Chứng kiến ​​đối tác Mỹ kiếm bộn tiền, giới buôn vũ khí Đức cũng không thể ngồi yên. Kể từ sau cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra đến nay, thái độ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz rất kiềm chế, nếu không thế ngay từ đầu ông đã không tặng Ukraine 5.000 chiếc mũ bảo hiểm. Nhưng chẳng bao lâu sau, ông Scholz không chịu được sức ép của dư luận trong và ngoài nước, đã phá bỏ điều cấm kỵ là “không xuất khẩu vũ khí ra các vùng có chiến sự”, cung cấp cho Ukraine một lô tên lửa phòng không vác vai Iagla của Đông Đức trước đây còn tồn đọng trong kho.

Tên lửa chống tăng Javelin là loại vũ khí được ưu tiên viện trợ hàng đầu.

Tên lửa chống tăng Javelin là loại vũ khí được ưu tiên viện trợ hàng đầu.

Sau “Sự kiện Bucha” gây ầm ĩ, cả những kẻ buôn bán vũ khí của Đức lẫn Đảng Xanh đã sẵn sàng hành động. Vào ngày 11/4 giờ địa phương, lãnh tụ Đảng Xanh, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, đã kêu gọi Đức cần cung cấp nhiều thêm vũ khí hạng nặng cho Ukraine.

Tờ Handelsblatt (Thương Báo) của Đức đưa tin, công ty vũ khí trên bộ của Đức Rheinmetall đã có kế hoạch cung cấp 50 xe tăng Leopard-1 (Con Báo-1) đang được niêm cất cho Ukraine, tờ báo này dẫn lời Giám đốc điều hành tập đoàn cho biết, kế hoạch này đã đang trong giai đoạn thực hiện.

Theo Reuters, Giám đốc điều hành Rheinmetall, ông Armin Papperger, cho biết, chỉ cần gói viện trợ được chính phủ Đức phê duyệt, lô xe tăng đầu tiên sẽ được giao trong thời gian sớm nhất là sáu tuần, trong khi phần còn lại sẽ mất ba tháng. Ông cũng thân mật nhắc nhở rằng nếu Ukraine yêu cầu, ông sẽ cung cấp giáo dục và giúp đỡ để đảm bảo rằng quân đội Ukraine có thể sử dụng thành thạo những chiếc xe tăng này chỉ trong vòng vài ngày. Ngoài Rheinmetall, một đại lý vũ khí khác của Đức cũng cho biết, 100 khẩu pháo tự hành cỡ lớn đã sẵn sàng.

Ngoài viện trợ xe tăng Leopard-1, Đức cũng sẽ giúp huấn luyện lính lái tăng cho Quân đội Ukraine.

Ngoài viện trợ xe tăng Leopard-1, Đức cũng sẽ giúp huấn luyện lính lái tăng cho Quân đội Ukraine.

Ông Papperger cho biết, mặc dù xe tăng Leopard-1 khác với xe tăng Liên Xô nhưng hệ thống điều khiển hỏa lực của chiến xa này chủ yếu là cơ khí nên không gây khó với binh lính Ukraine. Sau một thời gian ngắn huấn luyện với xe tăng Leopard-1, họ có thể bắt đầu sử dụng được ngay.

Một số chính trị gia của chính phủ Đức nói rằng việc huấn luyện người Ukraine sử dụng vũ khí của phương Tây có thể mất quá nhiều thời gian, và điều quan trọng là phải cung cấp cho họ những thiết bị để họ có thể học được ngay lập tức.

Handelsblatt viết, Chính phủ liên minh của Đức, bao gồm Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Xanh và Dân chủ Tự do, nên lạc quan hoặc cởi mở với đề xuất của Rheinmetall.

Marcus Faber, người phát ngôn chính sách quốc phòng của nhóm nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do bày tỏ: “Vấn đề chính là binh sĩ Ukraine phải được tiếp xúc với xe tăng Leopard-1 càng sớm càng tốt, và thời gian huấn luyện phải được đẩy nhanh mới kịp để họ nhận xe đưa vào chiến đấu”.

Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck cho rằng Đức cần nhanh chóng cung cấp vũ khí cho Ukraine vì cuộc đại chiến ở Ukraine đã sắp xảy ra. Ông nói: “Với việc NATO đã quyết định viện trợ quân sự cho Ukraine, nên Đức sẽ thực hiện nghĩa vụ này”.

Mỹ đã gây sức ép để Đức thay đổi lập trường về viện trợ quân sự .

Mỹ đã gây sức ép để Đức thay đổi lập trường về viện trợ quân sự .

Lập trường về viện trợ quân sự của Đức đã thay đổi từ ngày 24/2. Trước khi nổ ra chiến tranh, Berlin chỉ cung cấp áo chống đạn và mũ bảo hiểm cho Ukraine, nhưng sau khi chiến tranh bùng nổ, Đức đã liên tiếp cung cấp cho Ukraine pháo hỏa tiễn chống tăng Tekken-3, tên lửa chống tăng và các loại vũ khí khác, số lượng và chất lượng cũng ngày càng tăng.

Xe tăng Leopard-1 là loại chiến xa đầu tiên được Cộng hòa Liên bang Đức phát triển sau Thế chiến thứ 2. Nó chính thức được hoàn thiện và sản xuất hàng loạt vào năm 1965. Tính năng của nó vượt qua các xe tăng phương Tây cùng thời và trở thành xe tăng chiến đấu chủ lực của hơn hơn một chục quốc gia trên thế giới, bao gồm cả xe tăng chiến đấu chủ lực và các loại xe phụ trợ khác. Loại và xe cứu hộ, với tổng sản lượng là 6.485 chiếc (trong đó có 4.744 xe tăng chiến đấu chủ lực), cho đến nay vẫn giữ kỷ lục bán chạy nhất cho xe tăng phương Tây, thậm chí loại xe tăng Leopard-2 kế nhiệm xuất sắc cũng chỉ được sản xuất 3.600 chiếc và không thể vượt mặt.

Thủ tướng Olaf Scholz, “ông chủ” của chính phủ liên minh Đức, tỏ ra đau đầu trước sự sốt sắng có tính thách thức của Đảng Xanh và yêu cầu của những kẻ lái súng. Ông trả lời rằng Đức sẽ không "làm một mình" trong việc giao vũ khí cho Ukraine.

Phản ứng của Scholz cũng rất dễ hiểu, dù sao thì Đức cũng phải dựa vào năng lượng của Nga, nên không dám kích động thần kinh nhạy cảm của Nga. Nhưng nếu Mỹ ép buộc, ông đành phải giải thích với ông Putin: Tất cả là do Mỹ ép buộc. Trước đây tôi đã trụ được áp lực trong nước, nhưng bây giờ tôi không thể trụ vững được nữa.

Mỹ đã yêu cầu Slovakia chuyển giao tên lửa phòng không S-300 trong kho cho Ukraine để đổi lấy Patriot của Mỹ.

Mỹ đã yêu cầu Slovakia chuyển giao tên lửa phòng không S-300 trong kho cho Ukraine để đổi lấy Patriot của Mỹ.

Sức ép của Mỹ sẽ đến chăng? Trên thực tế, ông Biden đã và đang tạo thế. Từ đầu tuần này, giới truyền thông Mỹ và Anh đã đưa tin rầm rộ thông tin quân đội Nga sẽ khơi mào trận đại chiến ở miền Đông Ukraine. Bộ Quốc phòng Anh thậm chí đã trực tiếp vào cuộc, đưa ra thông tin rằng với việc Nga tiếp tục chuyển trọng tâm tác chiến sang miền Đông Ukraine, sẽ có một trận đại chiến ở đây trong thời gian tới.

Đồng thời, do độ nóng của “Sự kiện Bucha” đang giảm dần, ông Zelensky cũng đang chuẩn bị cho một "vụ nổ lớn" mới. Vào ngày 11/4 theo giờ địa phương, chỉ huy tiểu đoàn Azov cho rằng ba quân nhân của họ có "dấu hiệu nhiễm chất độc hóa học", và cho rằng chất độc này do một máy bay không người lái thả xuống. Người bị nhiễm độc có triệu chứng khó thở và tiền đình tiểu não mất điều hòa, do đó họ nghi ngờ Nga đã sử dụng vũ khí hóa học.

Ông Zelensky ngay lập tức đăng đàn, kêu gọi các nước phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Nga để "ngăn chặn nước này sử dụng vũ khí hóa học" và phương Tây cần cung cấp cho Ukraine vũ khí hạng nặng với hiệu suất tốt hơn. Từ "ngăn chặn" rất vi diệu, điều này cho thấy ngay bản thân Zelensky cũng cho rằng Nga không sử dụng "vũ khí hóa học".

750 triệu USD chắc chắn không phải là khoản viện trợ cuối cùng của Mỹ dành cho Ukraine. 8 hãng thầu quân sự lớn của Mỹ được chính quyền của Tổng thống Joe Biden triệu tập tụ hội. Các tổ hợp công nghiệp quân sự sẽ nhanh chóng chuyển động. Được thúc đẩy bởi lợi ích, cuộc chiến Nga-Ukraine đã nghiễm nhiên trở thành một bữa tiệc thịnh soạn đối với những "lái buôn thần chết" phương Tây.