"Made In China" có thể là một cụm từ đã trở nên quá quen thuộc, nhưng chắc sẽ không thể không còn lâu dài: chi phí lao động gia tăng ở nước này trong thập kỷ vừa qua đang đưa các nhà sản xuất đến với Đông Nam Á.
Đông Nam Á bao gồm các quốc gia có bức tranh nền công nghệ riêng và khác nhau, và tên gọi chung của cả khu vực có vẻ như không thực sự chuẩn lắm. Nhìn chung, nếu nói về thương mại điện tử thì dịch vụ hậu cần và hỗ trợ công nghiệp vẫn còn dư địa tại 4 trong số các nước trong vùng.
1. Singapore
Cơ sở hạ tầng không phải là vấn đề ở Singapore, nơi mà bức tranh công nghệ rất khác và quy mô diện tích nhỏ hơn nhiều. Một báo cáo của Ủy ban Phát triển kinh tế Singapore chỉ ra rằng mặc dù ngành chế tạo là "trụ cột chính" của nền kinh tế Singapore - chiếm tỷ lệ chừng 1/4 hoặc 1/5 GDP - nhưng do chi phí nhân công cao và những hạn chế về đất đai có thể làm cho các doanh nghiệp tìm đến nơi nào đó có thể kiếm nhiều tiền hơn.
Tuy nhiên, chính phủ Singapore vẫn đang lo ngại về năng suất lao động thấp của quốc gia, vì thế đã tung kinh phí và biện pháp hỗ trợ cho các sáng kiến nhằm thúc đẩy cuộc chơi trí tuệ nhân tạo (AI) cho thành phố - quốc gia này. Các chương trình khác tập trung vào một số lĩnh vực như công nghệ phân tích, robot và các phương tiện tự lái.
2. Indonesia
Mặc dù Indonesia đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực khởi nghiệp, nước này vẫn vẫn có nhiều tiềm năng phát triển. Là nơi đặt trụ sở của nhiều công ty như công ty thương mại điện tử Tokopedia được Alibaba hậu thuẫn và công ty ứng dụng công nghệ trong vận tải khách theo yêu cầu Go-Jek, Indonesia vẫn còn chỗ cho các công ty logistics và phân tích để tối ưu hóa các lĩnh vực như thương mại điện tử và các tiện ích.
Indonesia đang tìm kiếm các giải pháp giải quyết sự yếu kém về cơ sở hạ tầng. Các thành phố đông dân ở những khu vực như Jakarta thường xuyên xảy ra tắc nghẽn giao thông, khiến cho việc giao hàng tận nơi rất khó khăn. Nếu họ có được dịch vụ hậu cần khá hơn thì điều đó có nghĩa là thiết bị công nghiệp có thể tiếp cận các công ty và dự án công nghiệp của chính phủ dễ dàng hơn.
3. Việt Nam
Trong khi đó, tại Việt Nam, nơi có những dây chuyền lắp ráp đầu cuối cho rất nhiều thiết bị điện tử, sản xuất theo định hướng xuất khẩu đã bùng nổ trong thập kỷ qua, mở rộng cánh cửa cho các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao.
Chi phí lao độngở đây thấp hơn nhiều so với các nơi khác - các kỹ sư phần mềm với ba năm kinh nghiệm có mức lương 1000 USD.
Hệ sinh thái khởi nghiệp đang bùng nổ ở Việt Nam được chính phủ hỗ trợ, nhằm giúp đỡ 1.000 công ty mới thành lập và các dự án vào năm 2020 thông qua cổng thông tin, hỗ trợ vườn ươm và các yếu tố tăng tốc, mở rộng tiếp xúc với các công ty có cùng phong cách, các cố vấn và các sáng kiến chính sách.
(Cần nói thêm, chính phủ Inđônêxia cũng cam kết hỗ trợ cho 1.000 công ty mới thành lập - nhưng phần lớn chỉ là về tinh thần).
Mặc dù vậy, cơ sở hạ tầng là một vấn đề mà chính phủ cần phải dồn sức giải quyết. Lợi nhuận có thể giảm do tắc nghẽn giao thông: thời gian giao hàng tăng nghĩa là chi phí sản xuất cũng tăng.
4. Thái Lan
Hệ sinh thái khởi nghiệp của Thái Lan cũng tương đối mới mẻ nhưng có sự hỗ trợ tích cực. Quốc gia này dự kiến sẽ mở ra thời kỳ phục hưng công nghệ của riêng mình trong năm nay.
Các ngành chế tạo robot, thiết bị hàng không vũ trụ và ngành công nghiệp ô tô dự kiến sẽ là những mối quan tâm trọng yếu của chính phủ
Công ty khởi nghiệp về logistics có tên là MyCloudFulfillment vừa giành giải nhất tại sự kiện Startup Thailand mới đây do chính phủ hậu thuẫn.
Đó chỉ là một minh chứng nhỏ về các hoạt động diễn ra trong khu vực - cũng là về sự cần thiết phải cải thiện và tăng trưởng.
Một cơ hội tài trợ mới đã đặt mạng lưới quy mô khu vực lên bàn thảo luận. Chi nhánh AddVentures có trụ sở tại Bangkok, tập đoàn liên doanh SCG (The Siam Cement PCL), hy vọng sẽ đem lại cho Đông Nam Á một sự vươn lên mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
Tập đoàn SCG thành lập từ năm 1913 - với lịch sử hơn một trăm năm. Một trong những trọng tâm của tập đoàn hiện nay là chuyển giao kinh nghiệm và các nguồn lực của mình vào việc thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, mở rộng thị trường giữa giới doanh nhân, các doanh nghiệp công nghệ. Mạng lưới của SCG mở rộng xuyên suốt các nước Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Lào, Malaysia, Singapore, Philippines và Indonesia.
Nói cách khác, nếu công nghệ khởi động của bạn phù hợp, AddVentures có thể giúp bạn phát triển quy mô. Các lĩnh vực liên quan bao gồm (nhưng không giới hạn) các ngành chế tạo thông minh, sản xuất robot, tự động hóa, công nghệ hiệu suất năng lượng, hậu cần, phân tích dự báo và năng lực thương mại điện tử.
Khởi nghiệp của bạn có nhằm giải quyết những vấn đề về công nghiệp sử dụng công nghệ cao hay không? Bạn có phải là một doanh nghiệp mới thành lập hay một công ty liên doanh đang tìm kiếm sự chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á? Hãy gửi bản kế hoạch khởi nghiệp và các thông tin liên quan đến chỗ AddVentures qua email contact@addventures.co.th hoặc qua trang Facebook của họ.