Vệ tinh của NASA đạt kỷ lục mới về tốc độ truyền dữ liệu từ không gian

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Vệ tinh TBIRD của NASA, có kích thước bằng hộp khăn giấy sơn màu vàng, đã lập kỷ lục mới về tốc độ truyền dữ liệu nhanh nhất. từng được thực hiện trong không gian.

TBIRD, viết tắt của cụm từ Truyền phát Hồng ngoại TeraByte (TeraByte InfraRed Delivery) ngày 28/4, đã cho thấy tốc độ truyền tải thông tin quang học từ không gian đến mặt đất với tốc độ 200 gigabit mỗi giây (Gbps), theo một thông cáo báo chí của NASA.

Hệ thống thông tin liên lạc bằng ánh sáng laser từ quỹ đạo Trái đất đã nhân đôi kỷ lục tốc độ truyền do chính thiết bị thiết lập cách đây chưa đầy một năm.

Giao tiếp không gian "tốc độ siêu cao"

Như NASA đã thông báo, truyền thông quang học "tốc độ siêu cao" có khả năng truyền dung lượng thông tin lớn hơn so với những hệ thống liên lạc không gian truyền thống.

Cơ quan vũ trụ NASA đã thông báo sẽ thử nghiệm công nghệ liên lạc laser hồng ngoại cho sứ mệnh Artemis II với kế hoạch tàu vũ trụ Orion có phi hành đoàn sẽ thực hiện chuyến bay ngang qua Mặt Trăng và quay trở lại Trái đất, dự kiến được tiến hành ​​​​vào năm 2024. Công nghệ liên lạc quang laser có thể cho phép các phi hành gia trên Mặt trăng trong sứ mệnh này truyền phát những cảnh quay HD về Trái đất trong thời gian gần như thực.

Trong thử nghiệm TBIRD lần này, hệ thống đã thực hiện cuộc truyền dữ liệu 3,6 terabyte trong vòng 6 phút đến trạm mặt đất. Trong khoảng thời gian đó, với tốc độ 200 Gbps, NASA cho biết có thể gửi một phim HD có thời lượng tương đương hàng nghìn giờ hoặc khoảng 1 triệu bài hát đến Trái đất cùng một lúc.

Vệ tinh NASA đạt kỷ lục mới về tốc độ truyền dữ liệu nhanh nhất từ không gian. Video NASA Laser Communications

Beth Keer, giám đốc sứ mệnh TBIRD tại Trung tâm Chuyến bay Không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland, giải thích tuyên bố của NASA cho biết: "Đạt được tốc độ 100 Gbps vào tháng 6 là một bước đột phá, giờ đây chúng tôi đã tăng gấp đôi tốc độ truyền dữ liệu, khả năng này sẽ làm thay đổi cách chúng ta giao tiếp trong không gian".

Khả năng truyền phát của công nghệ thế hệ tiếp theo

Cho đến nay, mạng lưới liên lạc của NASA chủ yếu dựa trên Mạng không gian sâu, sử dụng sóng vô tuyến để gửi và nhận thông tin đến và từ vệ tinh, tàu vũ trụ.

Hệ thống TBIRD được phóng lên không gian tháng 5/2022 trong khuôn khổ sứ mệnh chung Transporter-5 của SpaceX bằng tên lửa vận tải Falcon 9.

Hethongtruyenthong Laser01.jpg
Hệ thống TBIRD trước khi được phóng lên quỹ đạo. Ảnh NASA Laser Communications

Khoảng một tháng sau, tháng 6/2022, hệ thống TBIRD đã có được bước đột phá đầu tiên, truyền 100 Gbps trong thời gian bay qua trạm mặt đất mà vệ tinh đi qua 2 lần một ngày.

Keer tiếp tục: “Đây là sức mạnh thực sự của các thiết bị khoa học vũ trụ khi những khí tài này được thiết kế để tận dụng tối đa những tiến bộ về tốc độ truyền tải thông tin và độ nhạy của đầu thu. Nó càng được tăng cường nhờ công nghệ xử lý thông tin ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo, được phát triển để làm việc với lượng dữ liệu khổng lồ”.

"Truyền tải thông tin liên lạc bằng laser hồng ngoại chính là mắt xích còn thiếu trong chuỗi liên kết hệ thống, sẽ cho phép thực hiện những khám phá khoa học vĩ đại trong tương lai", ông nói.

Theo Engineering Interesting