Ván cờ siêu cường: Mỹ tung bài gì ở Trung Đông
VietTimes -- Các thành viên trong chính phủ Washington tự cho mình có quyền thống trị cả thế giới, luôn làm mọi người ngạc nhiên vì tầm nhìn chính trị của họ. Điều này đang đe dọa Mỹ sẽ mất đi các đồng minh Trung Đông, Văn hóa Chiến lược nhận định.
Một ví dụ tiêu biểu là ngoại trưởng, Rex W.Tillerson kêu gọi các nhóm vũ trang thân Iran đang chiến đấu với những người Hồi giáo trên lãnh thổ Iraq "hãy về nhà" bởi cuộc chiến với nhóm IS đang kết thúc. Không rõ ông Tillerson định gọi những chiến binh chống lại nhóm khủng bố cực đoan (do Mỹ tạo ra) quay về Iran hay về nhà họ ở Iraq. Mặc dù, những nhóm này được Tehran vũ trang và tài trợ, họ cũng bao gồm những người Shiite ở Iraq chiến đấu vì quê hương mình.
Thủ tướng tạm quyền Iraq, Haider al-Abadi không chỉ ngăn lời kêu gọi của chính khách Mỹ này mà còn tuyên bố dứt khoát rằng: các nhóm dân quân trong đội quân thân Iran này là những người "Iraq yêu nước" thực thụ, xứng đáng được ca ngợi. Và hóa ra, không một nhóm nào giải thể và cũng không ai thèm để ý tới ý kiến của các "chuyên gia" Mỹ, những người không thể chỉ ra vị trí của Iraq trên bản đồ ngay lập tức.
Sau đó, nhiều chuyên gia cấp cao từ chính quyền của ông Donald Trump, chua chát than vãn rằng: chính phủ Iraq và đất nước này không thể tồn tại nếu hàng nghìn công dân Mỹ không cống hiến mạng sống của mình với mục đích "bảo vệ" nó. Những người Mỹ đóng thuế đã không tiêu tới nửa nghìn tỷ USD để biến Iraq thành một nước được "gọi là" dân chủ.
Chính phủ người Hồi giáo dòng Shiite liên tục từ chối kêu lời kêu gọi hòa giải với người Sunni thân Mỹ. Bởi đó chính là nguyên nhân chính người Mỹ tạo ra nhóm vũ trang cực đoan IS - phát triển hưng thịnh tại các tỉnh có người Sunni ở Iraq. Theo truyền thông Mỹ, chính phủ Iraq đang chú ý tới Tehran nhiều hơn là Washinton và ngày càng củng cố hợp tác với Tehran, Nga cùng các nước châu Âu.
Tổng thống Mỹ, Donald Trump tham vọng kiểm soát các nguồn dầu vùng Trung Đông.
Mỹ bởi tầm nhìn thiển cận của quân đội và các chính trị gia, chỉ tin vào sức mạnh quân sự, đã không thể ngăn chặn quá trình mất dần ảnh hưởng của họ tại Iraq. Một câu hỏi đơn giản được đặt ra: Với lợi ích của mình, kể từ 2003, giới lãnh đạo Washington đã sử dụng nguồn lực quân sự và tài chính tại Iraq nhưng họ đã giúp đỡ ai? Và những người đóng thuế tại Mỹ có thật sự cần những điều này.
Tổng thống Mỹ, Donald Trump đã trả lời tất cả những câu hỏi một cách thẳng thắn rằng ông luôn ủng hộ sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Iraq, để đảm bảo sự kiểm soát những vùng dầu mỏ của đất nước. "Tôi đã luôn cho rằng chúng ta không nên có mặt tại đó nhưng khi bạn đã quyết định đi vào thì hãy lấy dầu", Donald Trump phát biểu trong thời gian tranh cử - ông trách cứ những người tiền nhiệm vì thực tế những nguồn dầu đã tới tay Iran, Nga và Trung Quốc. "Chúng ta được cho là đã từ bỏ quyền lực kiểm soát các nguồn dầu". Cùng thời điểm đó, tổng thống Mỹ tiết lộ kế hoạch kiểm soát dầu mỏ, nguồn dầu tạm thời nằm trong tay các chiến binh IS. Đây là điều các nhóm liên minh thân Mỹ đang làm tại Deir ez-Zor, Syria. Trước khi xảy ra cuộc xung đột Syria vào năm 2011, khu vực dầu mỏ Al-Omar của Deir ez-Zor cung cấp khoảng 25% tổng sản lượng dầu 350.000 thùng/ngày của Syria. Hiện tại, khu vực dầu mỏ Al-Omar cũng như khoảng 70% các vùng dầu khí Syria khác đang nằm tay của người Kurd và vì thế toàn bộ đều nằm dưới quyền kiểm soát của Mỹ.
"Mục đích chính của Mỹ và các đồng minh là thiết lập kiểm soát kinh tế Syria, mà mục tiêu chính là các nguồn cung cấp khí gas và dầu mỏ", tỉnh trưởng Deir ez-Zor, Mohammad Ibrahim Samra phát biểu.
Hầu hết các nước vùng Trung Đông đều có dính líu tới cuộc chiến Syria.
Washington đã hoàn toàn thất bại trong chiến dịch "dân chủ hóa" vùng Trung Đông. Chính họ đã tạo ra các nhóm khủng bố cực đoan như IS, Jabhat al-Nursa cùng rất nhiều các nhóm khác, chỉ mang tới cái chết, nước mắt và khổ đau. Nhà nghiên cứu nổi tiếng, William Pfaff cảnh báo: "Chúng ta có thể thừa nhận, mỗi một chiến lược mới của Mỹ nhắm vào việc ổn định lại Trung Đông sẽ bị thế giới coi là điên khùng. Những cố gắng trước đó chỉ đem lại sự hủy diệt và tạo ra lòng căm thù Mỹ nhiều hơn trong thế giới Hồi giáo. Washington hiện coi họ là lãnh đạo của những nước khác. Những sự can thiệp thấp bại khiến mười hay hàng trăm nghìn người thậm chí là nhiều triệu người có thể chết trong các cuộc chiến. Trong khi, hoàng gia Ả rập Xê-út và Mỹ đỡ đầu cho những lực lượng tồn tại ở Iraq, thì họ lại tuyên bố mình là người bảo vệ chống lại sự thành công của các nhóm Hồi giáo cực đoan người Sunni".
Washington đang hoạt động trong một hoàn cảnh phức tạp đối mặt với sự cạnh tranh ngay giữa các đồng minh và đối tác của họ. Mỹ cần giữ sự cân bằng và dẹp đi những bất đồng để xác lập lại vị thế bá chủ của mình. Như đầu tháng 06.2017 đã có một sự chia rẽ giữa nhóm đồng minh của Mỹ với các thành viên của Hội đồng hợp tác các nước Ả rập vùng Vịnh. Trong một vài thời điểm, những xung đột này có vẻ chìm lắng đi nhưng thực tế chúng vẫn đang leo thang. Một vài chuyên gia cho rằng những động thái ép buộc của Ả rập Xê-út đối với Qatar đã khiến cho các thành viên Hoàng gia Qatar lật đổ Hoàng thân Tamin bin Hamad Al Thani. Qatar sẵn sàng trả đũa và tiết lộ rất nhiều bí mật được giới truyền thông thế giới khai thác. Cựu thủ tướng Qatar, Sheikh Hamad bun Jassim bin Jabr Al Thani đã tiết lộ 4 nhà tài trợ chính cho các lực lượng đối lập và những nhóm Hồi giáo cực đoan hoạt động tại Syria. Vị chính trị gia này thừa nhận từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng năm 2011, một số nhóm khủng bố được vũ trang với mệnh lệnh trực tiếp từ Mỹ, Ả rập Xê-út, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ. Ông cũng thông tin rằng cái đích của cuộc chiến mà 4 quốc gia này xúi giục là nhằm thay thế chính phủ Syria và tổng thống Bashar al-Assad. Hamad Al-Thani nói những tài liệu của chính quyền Doha sẽ chứng thực lời ông. Sự thừa nhận này là một cách đáp trả tuyên bố gần đây của Qatar với đại diện là Mỹ và Ả rập Xê-út đã quay lưng lại với các đồng minh, buộc tội các nước này tài trợ cho các nhóm khủng bố IS và Al-Qaeda. Trong buổi phỏng vấn, cựu thủ tướng Qatar cũng nhấn mạnh: tất cả bọn họ - Washington, Riyadh, Doha và cả Ankara "đều cùng một chiến hào", cùng thực hiện những hành động tội ác trên lãnh thổ Syria.
Jared Kushner - con rể, đồng thời là cố vấn của ông Trump, được ông coi như con bài chiến lược để cứu vãn tình hình Trung Đông.
Với tình huống mới, tổng thống Mỹ đã quyết định sử dụng "vũ khí cuối cùng", phái con rể và là cố vấn của ông là Jared Kushner tới Trung Đông. Người Mỹ và Ả rập đều lo lắng sẽ mất vịnh Ba Tư. Quyền kiểm soát các nguồn dầu mỏ trong khu vực rất quan trọng với Mỹ. Bên cạnh đó, Riyadh là một trong những chủ nợ chính của Mỹ, đồng thời là một đồng minh dầu mỏ xúc tiến nhiều lợi ích của Washington trong khu vực. Hiện tại, một điểm quan trọng nữa là Trung Quốc mua dầu Ả rập Xê-út bằng đồng nhân dân tệ, sau đó đổi nhân dân tệ thành vàng sẽ làm yếu đồng USD so với các đồng tiền chính khác. Có thể đồng USD sẽ mất đi vị thế đứng đầu là đồng tiền dự trữ và giao dịch của thế giới.
Với những mối liên hệ đó, chuyến thăm không chính thức của Jared Kushner báo hiệu thời điểm để đặt những câu hỏi mới về chính sách của Mỹ và tìm hiểu tại sao Washington lại có lý do để hoang mang. Giống như các khu vực khác trên thế giới, vùng Trung Đông giờ không còn là của riêng Mỹ.