Kỳ vọng từ sự phát triển của Nha Trang
Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết về đích cuối 2022, dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành đạt chuẩn cảng hàng không quốc tế cấp 4F, Sân bay Phan Thiết quy hoạch là cảng hàng không quốc nội cấp 4E là “hạ tầng quyền lực” hút nhà đầu tư và du khách đến thành phố biển này trong thời gian tới.
Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ thi công của Sân bay quốc tế Long Thành với công suất hoạt động 25 triệu khách/năm trong giai đoạn 1, thành phố Phan Thiết sẽ “thay da đổi thịt” khi đón nhận thêm nhiều du khách quốc tế từ đường hàng không, thay vì tuyến đường bộ phổ biến hiện nay. Tình huống này có thể nhìn lại bài học điển hình của thành phố Nha Trang trong hơn thập kỷ trước.
Trong giai đoạn 2010, Nha Trang chủ động di dời sân bay ra khỏi thành phố, đặt tại thành phố Cam Ranh cách khoảng 40km. Kết quả số lượt du khách tham quan toàn tỉnh Khánh Hòa từ 7,2 triệu vào năm 2010 thì đến năm 2019 (thời điểm trước dịch Covid-19) tăng hơn 4,7 lần.
Cam Ranh sau đó đã “lột xác”, không chỉ được “nâng cấp” từ thị xã lên thành phố, mở rộng quy mô đô thị và thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Dễ thấy nhất trong số đó là hàng loạt các dự án bất động sản nghỉ dưỡng lớn ven biển, kéo dài từ sân bay quốc tế cho đến trung tâm thành phố Nha Trang.
Theo Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa, chỉ tiêu vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp tại thành phố Cam Ranh tăng gấp gần 3 lần trong giai đoạn 2015-2019, trong khi con số này của Nha Trang là gần 2,3 lần.
Đáng chú ý hơn, tỷ trọng vốn kinh doanh của Cam Ranh so với toàn tỉnh đã tăng từ mức 5,2% lên hơn 7,2%, cho thấy tầm quan trọng của thành phố có sân bay này trong chiến lược tăng trưởng song song hai thành phố du lịch.
Còn tính riêng lượt khách lưu trú nước ngoài chỉ hơn 385.000 vào năm 2010, đã tăng lên hơn 2 triệu vào năm 2017 và đỉnh điểm là hơn 3,5 triệu lượt vào năm 2019, theo niên giám thống kê của tỉnh Khánh Hòa.
Còn với Phan Thiết, thống kê cho thấy số lượt khách quốc tế phục vụ năm 2014 là gần 412.000 lượt thì năm 2019 là hơn 774.000 lượt, vẫn còn khoảng trống rất rộng để đón du khách quốc tế khi sân bay, cũng như hạ tầng đường bộ kết nối với khu vực phía Nam hoàn thành.
Theo khảo sát về du lịch Phan Thiết với nhóm du khách ngoài, có 35,5% đánh giá phương tiện di chuyển là tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn điểm đến, xếp sau trong mức độ hấp dẫn, điểm đến an toàn và giá trị đồng tiền.
Trên thực tế, Phan Thiết cũng có những điểm tương đồng với Nha Trang, sở hữu những lợi thế riêng về du lịch biển, kèm theo đó là chiến lược nhất quán về việc phát triển kinh tế du lịch, hạ tầng hỗ trợ và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.
Về mặt hạ tầng, Phan Thiết cũng đang tập trung vào chiến lược phát triển hạ tầng để nâng công suất đón du khách, bao gồm cả du khách quốc tế và nội địa. Bên cạnh sân bay Phan Thiết còn có Sân bay quốc tế Long Thành (dự kiến hoàn thiện 2025) và các tuyến đường liên kết nội khu Bình Thuận và liên vùng.
Chẳng hạn như tuyến đường nối cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, tuyến Phan Thiết - Vĩnh Hảo, hay các mạch đường ven biển đan xen,… đang được đầu tư triển khai. Hình thái tứ giác du lịch giữa Nha Trang – Phan Thiết – Đà Lạt – Thành phố Hồ Chí Minh đang dần hình thành rõ hơn.
Về mặt chiến lược du lịch, Bình Thuận từ trước đến nay sở hữu lợi thế về kinh tế biển với đường bờ biển dài 192 km, cùng khí hậu thuận lợi với hơn 300 ngày nắng trong năm. Tỉnh Bình Thuận chủ trương phát triển đa dạng loại hình du lịch nghỉ dưỡng độc đáo, đặc biệt quy hoạch trở thành điểm đến MICE (du lịch – hội nghị) hàng đầu khu vực Đông Nam Á, giúp mang đến nguồn du khách quốc tế ổn định, bên cạnh nguồn khách du lịch nội địa đang bùng nổ.
Trong buổi họp mới đây, Thủ tướng chính phủ cùng nhiều lãnh đạo, chuyên gia đã phân tích nhiều về lợi thế khác biệt, cơ hội của Bình Thuận khi tỉnh này có đầy đủ loại hình giao thông, từ đường bộ, đường sắt, tuyến hàng hải và sắp tới sẽ là hàng không. Do đó, sân bay đưa vào khai thác được kỳ vọng sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội – du lịch của Phan Thiết nói riêng và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ nói chung.
Phan Thiết: Điểm đến hấp dẫn và nhiều tiềm năng
Mỗi vùng biển có điểm thu hút riêng, nếu như Nha Trang, Đà Nẵng được xem là thị trường du lịch lâu đời thì những điểm đến mới như Phan Thiết, Mũi Né gần đây lại thu hút đáng kể du khách và cả các nhà đầu tư.
Với Phan Thiết, địa phương này từ trước đến nay vẫn có lợi thế riêng về mặt địa lý khi nằm gần từ Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của cả nước và có thể di chuyển trong ngày bằng đường bộ. Vì thế, việc mở thêm 2 sân bay mới, cũng như hoàn thiện tuyến đường cao tốc sẽ giúp du lịch Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung càng trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn trước kia.
Một trong những dự án có quy mô lớn là NovaWorld Phan Thiet, nằm tại vị trí đắc địa trên tuyến đường Lạc Long Quân, phường Tiến Thành, Thành phố Phan Thiết. Dự án này dự kiến có thể đón tới 5 triệu khách mỗi năm sau khi hoàn thành chuỗi tiện ích và đi vào vận hành toàn bộ. Điều này mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư sở hữu bất động sản thương mại, nghỉ dưỡng tại đây.
“Bất động sản du lịch hiện đang rất nóng và hầu như tất cả các tỉnh đều đang triển khai. Đặc biệt là khu vực phía nam như tại Phan Thiết sở hữu bất động sản còn có thể kinh doanh du lịch quanh năm, không bị hạn chế như Quảng Ninh, Hải Phòng. Với một dự án hoàn chỉnh tiện ích như NovaWorld Phan Thiet, tôi đánh giá việc tăng trưởng 30-40% trong vòng 2-3 năm tới là hoàn toàn bình thường”, nhà đầu tư Hạnh Phúc (Hà Nội) chia sẻ trong buổi tham quan dự án mới đây.
Gần đây Novaland hợp tác chiến lược với Bamboo Airways, dự kiến trong tương lai gần khi sân bay Phan Thiết và sân bay Long Thành được vận hành, hãng hàng không này sẽ kết nối lượng khách nội địa lẫn quốc tế ổn định đến với NovaWorld Phan Thiet.
Các dự án bất động sản du lịch được quy hoạch đồng bộ, đầy đủ hệ tiện ích an cư, cùng dịch vụ đẳng cấp nâng cao chất lượng sống sẽ là mảnh ghép hoàn chỉnh khi sân bay mới và các đường cao tốc kết nối hình thành. Khi đó Phan Thiết được kỳ vọng thu hút dân cư từ các địa phương khác đổ về sinh sống, kinh doanh hưởng lợi từ việc phát triển du lịch, từ đó hình thành đô thị kinh tế du lịch, phát triển cộng đồng thịnh vượng và bền vững. Đây cũng là cơ hội để nhà đầu tư “đón đầu” tiềm năng sinh lời lớn trong tương lai khi đô thị mở rộng nguồn du khách, điều mà Nha Trang đã làm được trong thập kỷ qua.