Báo cáo của Financial Times cho biết vào ngày 25/3, các hồ sơ bằng sáng chế về công nghệ blockchain được nộp cho Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) năm 2017 chủ yếu đến từ Trung Quốc.
Dữ liệu thu thập được của Thomson Reuters từ tổ chức bằng sáng chế quốc tế cho thấy hơn một nửa trong số 406 bằng sáng chế năm 2017 là từ Trung Quốc: nước này đã đệ trình 225 bằng sáng chế Blockchain, tiếp theo là Mỹ (91) và Australia (13).
Các hồ sơ sáng chế cho công nghệ Blockchain đã tăng gấp ba lần vào năm ngoái. Theo Alex Batteson, biên tập viên của Practical Law của Thomson Reuters: "Các công ty đang tiến lên nhanh chóng để bảo vệ ý tưởng của họ trong các lĩnh vực phát triển công nghệ mới – một thời gian dài trước khi công nghệ thực sự được đưa ra thị trường".
Các công ty Trung Quốc có 6 trong số 9 đơn vị hàng đầu nộp hồ sơ về bằng sáng chế blockchain từ năm 2012 đến năm 2017, dẫn đầu bởi Công ty Phát triển Công nghệ Bắc Kinh. Mặc dù không phải tất cả các bằng sáng chế dẫn đến các sản phẩm có thể thực hiện được, dữ liệu có ý nghĩa ở mức nó cho thấy hoạt động trong một phạm vi nhất định của ngành công nghiệp và có thể tạo ra các rào cản cho gia nhập ngành.
Batteson nói thêm rằng bằng sáng chế là một công cụ quan trọng để các công ty thu hút đầu tư. Bằng sáng chế về công nghệ nhất định để tín hiệu cho các nhà đầu tư biết rằng "một doanh nghiệp sở hữu và có thể tận dụng tài sản trí tuệ và sẽ không phải đối mặt với sự can thiệp từ các bên khác yêu cầu quyền sở hữu".
Chính phủ Trung Quốc đã quan tâm chính thức phát triển công nghệ blockchain trong nước. Theo báo cáo trước đó của Cointelegraph, Hiệp hội Đầu tư Trung Quốc được hỗ trợ Chính phủ xác nhận việc thành lập Trung tâm Phát triển Blockchain.
Ngày 23/3, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc công bố danh mục các mục tiêu để khuyến khích sự phát triển và tiêu chuẩn hóa công nghệ Blockchain. Các mục tiêu bao gồm cả việc làm việc để thiết lập những tiêu chuẩn quốc tế.
Theo ICT News