Tờ Tin tức Tây Ban Nha ngày 30 tháng 1 cho rằng bài phát biểu ngày 22 tháng 10 năm 2016 của ông Donald Trump đã trình bày kế hoạch cầm quyền trong 100 ngày đầu sau khi lên nắm quyền. Điều này được gọi là "thỏa thuận đạt được với cử tri Mỹ", trong đó bao gồm 28 biện pháp sẽ ưu tiên thực hiện.
Đến nay, ông Donald Trump đã thực hiện 12 cam kết trong số đó, bao gồm chính quyền Liên bang đóng băng việc tuyển dụng nhân viên mới, trừ quân nhân, nhân viên an ninh và nhân viên y tế; tuyên bố sẽ đàm phán lại Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ với Canada và Mexico, nếu không sẽ rút khỏi hiệp định này;
tuyên bố Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); bật đèn xanh cho các dự án hạ tầng cơ sở năng lượng như đường ống dẫn dầu Keystone; bãi bỏ các biện pháp và sắc lệnh hành chính mà ekíp của ông cáo buộc là vi Hiến của chính quyền Barack Obama; hủy bỏ sự ủng hộ tài chính đối với những thành phố tập trung người nhập cư bất hợp pháp như San Diego, Los Angeles, San Francisco, Miami.
Ngoài ra, theo tờ Thời báo New York Mỹ ngày 30 tháng 1, trong vài ngày qua, mức độ thay đổi chính sách ngoại giao Mỹ của Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã vượt xa sự thay đổi của những người tiền nhiệm trong mấy chục năm qua.
Mỹ luôn thể hiện mình là một nước mở rộng cánh cửa cho những người nghèo và người có chí lớn trên toàn thế giới. Nhưng, sau khi ông Donald Trump ban hành sắc lệnh hành chính liên quan đến vấn đề nhập cư, nước này đến nay bị dư luận cho là đang từng bước đóng cửa với mức độ chưa từng có, cho dù là so với sau sự kiện tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001.
Trên hãng tin ABC Mỹ, ông Robert Gates, cựu Bộ trưởng Quốc phòng và cựu Cục trưởng Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) vừa cho rằng ông Donald Trump hiện nay có khả năng làm trầm trọng hơn một quan niệm của mọi người đối với Mỹ, đó là Mỹ đang rút lui và xây dựng tường vây, điều đó sẽ tạo ra khoảng trống quyền lực cho toàn cầu.
Hai nhân vật thuộc Đảng Cộng hòa có trọng lượng khác là Thượng nghị sĩ liên bang John McCain của bang Arizona và Thượng nghị sĩ liên bang Lindsey Graham của bang South Carolina cho rằng sắc lệnh hành chính liên quan đến vấn đề người nhập cư đặt kẻ thù chủ yếu Iran và đồng minh Iraq ngang hàng với nhau. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho những biện pháp này sẽ dẫn tới "tự làm bị thương" trong cuộc chiến "chống khủng bố".
Ông Donald Trump hoàn toàn không phải là Tổng thống đầu tiên đưa ra tuyên bố điều chỉnh chính sách khiến cho các đồng minh cảm thấy bất ngờ và làm đảo lộn trật tự hiện hành.
Khi làm Tổng thống Mỹ, ông Richard Nixon từng quyết định từ bỏ chế độ bản vị vàng, đồng thời quyết định công nhận Trung Quốc. Quyết định trên đã gây chấn động rất lớn đối với thể chế khi đó.
Cựu Tổng thống Mỹ George Walker Bush quyết định tấn công Iraq, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran và khôi phục quan hệ ngoại giao với Cuba cũng như vậy.
Nhưng, đối với ông Donald Trump, cảm giác hiện nay của dư luận là, ông gấp gáp điều chỉnh chính sách mà không nghiên cứu nghiêm túc hậu quả bất ngờ do nó gây ra.
Trước khi công bố lệnh cấm đối với người nhập cư và du khách của 7 nước, Bộ Ngoại giao Mỹ có rất ít kiến nghị chính sách. Nếu có, việc ông Donald Trump dự định chuyển Đại sứ quán Mỹ tại Israel đến Jerusalem cũng là như vậy.
Đây là một Tân Tổng thống luôn muốn đưa ra các tuyên bố trước trên Twitter rồi đi giải quyết những vấn đề cụ thể. Giáo sư Joseph Nye, Đại học Harvard, người từng làm Chủ tịch Ủy ban Tình báo quốc gia cho biết: "Trước khi xem xét nghiêm túc các chính sách mang tính thay thế, anh không nên phá sạch chính sách đối ngoại 70 năm qua".
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu