Phát triển Chính phủ điện tử là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu hiện nay trong các cơ quan Nhà nước. |
Theo đó, sẽ có 3 hoạt động chính được triển khai. Thứ nhất, hoạt động Tổng kết thi hành Luật CNTT, Bộ sẽ tổ chức đoàn công tác đánh giá tình hình thi hành Luật CNTT tại TP Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Thứ hai, Ban Đề án sẽ tổ chức tọa đàm đánh giá tình hình thi hành Luật CNTT tại TP Hồ Chí Minh, Huế, Cần Thơ);
Và thứ ba, phát triển nguồn nhân lực CNTT với các hoạt động cụ thể như tổ chức tọa đàm tại Hà Nội lấy ý kiến đề xuất về cơ chế chính sách thu hút, sử dụng chuyên gia CNTT phục vụ cơ quan Nhà nước; và cuối cùng, nghiên cứu các chỉ số đánh giá, xếp hạng về năng lực cạnh tranh quốc gia liên quan đến lĩnh vực CNTT-TT và đề xuất giải pháp phục vụ cung cấp thông tin để các tổ chức quốc tế căn cứ xác thực xếp hạng.
Theo Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1755/QĐ-TTg, hoạt động ứng dụng CNTT-TT là một trong các mục tiêu, nội dung quan trọng trong việc sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT.
Đến năm 2020, Chính phủ điện tử Việt Nam thuộc loại khá trên thế giới. Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng của Liên hiệp quốc về mức độ sẵn sàng Chính phủ điện tử. Hầu hết các dịch vụ công cơ bản được cung cấp trên mạng cho người dân và doanh nghiệp ở mức độ 4 (thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng). 100% các ngành công nghiệp then chốt của đất nước, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh.
Như vậy, có thể nói hoạt động ứng dụng CNTT-TT là thành tố quan trọng trong việc đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT. Mặt khác, đây cũng là nhiệm vụ liên quan mật thiết đến việc triển khai các nhiệm vụ khác trong Đề án. Cụ thể, để phát triển ứng dụng CNTT-TT cần phát triển hạ tầng viễn thông, phổ cập thông tin, mặt khác đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT lại tạo điều kiện, thị trường cho công nghiệp CNTT phát triển.