Tại đây, hai bên đã thảo luận về các phương pháp nhằm để giải quyết các vấn đề an ninh khu vực và các sáng kiến chung nhằm để tăng cường an ninh của Nga, bằng các cuộc tiếp xúc song phương với tất cả các đối tác an ninh thành viên ASEAN, và cụ thể hóa các mối hợp tác song phương này. Động thái này nhằm làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác về quân sự và an ninh giữa Nga và các đối tác thành viên của ASEAN.
Bối cảnh Hội nghị cho rằng, Trung Quốc đang gia tăng các hành động leo thang căng thẳng với các nước láng giềng có tranh chấp lãnh thổ, trong khi chiến lược “tái cân bằng” của Hoa Kỳ ở châu Á-Thái Bình Dương đang bước vào giai đoạn trọng tâm với các thỏa thuận cụ thể, đặc biệt cuộc chơi chiến lược của Mỹ ở khu vực đang dần nóng lên . Trong trường hợp này, sự tham gia ở mức độ cấp cao của Nga là điều không bình thường. Cái gọi là "giải pháp cho vấn đề an ninh khu vực", hai bên luôn sử dụng trong các cuộc đàm phán, điều đó có nghĩa là những vấn đề được bàn luận có liên quan đến Trung Quốc và những căng thẳng với các nước láng giềng.
Trong một cuộc họp song phương giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, hai bên đã có cuộc trao đổi với các nội dung “hiếm”. Đặc biệt, đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Đại tướng Ngô Xuân Lịch trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của mối quan hệ quốc phòng Việt – Nga.
Tại cuộc tiếp xúc, tướng Shoigu mô tả, Nga coi Việt Nam là đồng minh chiến lược và là đối tác quan trọng bậc nhất trong việc đảm bảo an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ông nhấn mạnh, “tôi xin nhấn mạnh rằng việc duy trì quan hệ gần gũi và tin cậy với Việt Nam là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga."
Những từ ngữ mà tướng Shoigu dùng và nhấn mạnh như: "điều quan trọng nhất", "đồng minh chiến lược", "người bạn đáng tin cậy" và những lời đánh giá cao ý nghĩa khác dành cho Việt Nam đã cho thấy trong bàn cờ ngoại giao của Nga, Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng hơn so với Trung Quốc. Đáng lưu ý rằng, Shoigu chính là đại diện của nhà lãnh đạo tối cao Vladimir Putin.
Đối với Trung Quốc, một số người cho rằng Nga là đồng minh của Trung Quốc, coi Nga là đối tác ưu tiên của quan hệ đối ngoại của. Do đó nếu là người dân bình thường thì sẽ không hiểu được tại sao Trung Quốc có tầm quan trọng về kinh tế, chính trị và quân sự hơn nhiều so với Việt Nam, nhưng chính sách ngoại giao của Nga lại cho thấy sự khác biệt.
Khi Nga bị phương Tây cấm vận và trừng phạt vô cớ, thì có thể từ một khía cạnh ngoại giao, chính trị hay kinh tế thì Trung Quốc sẽ hiển nhiên được Nga coi trọng. Nhưng trong các cuộc hội đàm giữa các bộ trưởng quốc phòng Nga và Trung Quốc, mối quan hệ hai bên vẫn chỉ là “hợp tác đôi bên cùng có lợi”, tướng Shoigu vẫn chỉ dùng những ngôn ngữ ngoại giao, không xuất hiện các cụm từ như “quan trọng nhất”, đồng minh chiến lược” hay “người bạn đáng tin cậy”, hay những từ ngữ gần gũi hơn.
Hơn nữa, Nga xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á, là để tăng cường hợp tác quân sự với ASEAN nói chung và các nước thành viên của hiệp hội, cả hai sẽ tận dụng lợi thế tình trạng lộn xộn ở khu vực Đông Á để mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của mình. Đối với Nga, một mặt tăng cường sự hiện diện về quân sự trong khu vực, mặt khác là kiểm tra ý định của Hoa Kỳ, tuy nhiên đây không phải là châu Âu, do đó ở châu Á- Thái Bình Dương không phải là “chiến trường chính” giữa Nga và Hoa Kỳ, sâu xa hơn là vì đây là khu vực có giá trị chiến lược với Trung Quốc, một thời điểm trong lịch sử có thể gọi là “sân sau” của Trung Quốc, do đó Nga muốn phòng ngừa trước một đối thủ tiềm năng, trước khi Trung Quốc trở nên mạnh hơn.
Trong tất cả các nước của khối ASEAN, Việt Nam có một ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với nước Nga, không chỉ vì hai nước đã từng là liên minh, Nga đã từng có căn cứ quân sự ở Việt Nam, mà trong thực tế mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực quân sự và an ninh hết sức chặt chẽ và trọng hơn tất cả các nước còn lại của Đông Nam Á, và đặc biệt Việt Nam là quốc gia kình địch nhất với Trung Quốc. Do đó Việt Nam đã trở thành "đồng minh chiến lược", "người bạn đáng tin cậy" của Nga, "là đối tác quan trọng nhất trong lĩnh vực quân sự và an ninh.”
Trong tình thế hiện nay, Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng đối với Nga. Tuy nhiên các giá trị chiến lược của mối quan hệ đối tác toàn diện Nga – Trung không đạt được, vai trò của Trung Quốc bị đảo ngược, từ có lợi thành bất lợi. Do đó tham vọng đối tác chiến lược Trung Quốc-Nga trở nên không bền vững và không có ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Đinh Đông Văn Nhà nghiên cứu về các vấn đề quốc tế, nhà bình luận chính trị độc lập, quan sát viên quốc tế.
Theo Infonet
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu