Viễn cảnh người dân phải đón lễ Giáng sinh trong nhà của mình thay vì đi nghỉ dưỡng vốn đã xuất hiện từ trước khi châu Âu và Mỹ phải đối mặt với tình hình căng thẳng mới do dịch bệnh, ghi nhận số ca tử vong trong ngày cao kỷ lúc trong vòng 6 tháng qua.
Hiện chỉ mất có 17 ngày để số ca nhiêm COVID-19 tăng từ 50 triệu lên 60 triệu, so với 21 ngày để tăng từ 40 triệu lên 50 triệu trước đây, Khoảng 580.000 ca nhiễm được ghi nhận mỗi ngày trong tuần trước và khoảng một nửa tổng số ca nhiễm được báo cáo từ khi dịch bắt đầu ghi nhận trong 70 ngày qua.
Ở châu Âu, 1 triệu ca nhiễm mới được ghi nhận chỉ trong vòng 5 ngày, nâng tổng số ca nhiễm lên 16 triệu, bao gồm cả 365.000 ca tử vong. Tổng thống ca tử vong do COVID-19 trên toàn cầu đã vượt mốc 1,4 triệu người và Mỹ hiện là nước có số ca tử vong cao nhất là 262.000.
COVID-19 đã trỗi dậy trên khắp nước Mỹ trong nhiều tuần qua, với con số ca nhiễm mới ghi nhận mỗi ngày lên tới hơn 150.000. Trong hôm thứ Tư tuần này, con số ca nhiễm trong ngày tăng lên tới gần 200.000, trong khi số ca tử vong mỗi ngày là hơn 2.400. Tổng số ca nhiễm trên toàn cầu – tương đương với toàn dân số Italy – chỉ phản ánh lại một phần của con số thực tế, bởi nhiều quốc gia thiết khả năng xét nghiệm.
Số ca nhiễm tăng cao đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới phải áp đặt lại các lệnh hạn chế trong những tuần gần đây, mặc dù một số nước – như Pháp và Anh – đã bắt đầu tiến trình mở cửa trở lại một cách thận trọng.
Đức, tuy nhiên, mới đây tuyên bố rằng họ sẽ tăng cường thêm các lệnh hạn chế cho tới năm 2021 và có kế hoạch thỏa thuận với các đối tác châu Âu để đóng cửa các khu trượt tuyết cho tới ngày 10/1/2020.
Tuyên bố mà Thủ tướng Đức Angela Merkel đưa ra cũng giống với kế hoạch mà Pháp công bố một ngày trước đó nhằm đóng cửa các khu trượt tuyết cho tới hết năm nay. Những du khách bị nhiễm COVID-19 ở các khu trượt tuyết đã làm virus lây lan khắp châu Âu trong đầu năm nay.
Độngthái trên đã đặt Berlin và Paris vào tư thế đối đầu với các doanh nghiệp điều hành khun nghỉ dưỡng và một số điểm du lịch nổi tiếng ở Áo, ngay trước kỳ nghỉ Giáng sinh, đợt kiếm tiền quan trọng của họ.
Ở Thụy Sĩ, không phải thành viên của EU, thì các khu nghỉ dưỡng vẫn mở cửa – mặc dù cảnh sát được điều động tuần tra thường xuyên để đảm bảo rằng người dân tuân thủ các biện pháp ngừa COVID-19.
Khi năm 2020 sắp qua đi, virus corona vẫn tiếp tục gây tác động nặng nề tới nền kinh tế thế giới.
Anh dự kiến sẽ có mức giảm giá trị nền kinh tế lớn nhất từ trước đến nay, với mức giảm mà Chính phủ dự báo là 11,3%, do tác động của COVID-19. Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak đã công bố nhiều kế hoạch để giảm nguồn ngân sách viện trợ nước ngoài, hỗ trợ ngành tài chính trong nước.
Đại dịch cũng bắt đầu gây ảnh hưởng tới cả các loài động vật. Rạp xiếc Zavatelli Circus ở Bỉ hiện đang phải kêu gọi các nhà tài trợ trợ giúp để có tiền mua thức ăn cho hơn 50 con thú của họ. Ở Đan Mạch, người dân tỏ ra hết sức quan ngại về chủng đột biến của virus corona chủng mới lây lan qua thực phẩm từ động vật.
Ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Hàn Quốc ghi nhận hơn 500 ca nhiễm mới COVID-19 lần đầu tiên trong 8 tháng qua.
Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) Hàn Quốc hôm 26/11 cho hay đã có thêm 583 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 32.318, trong đó bao gồm 515 ca tử vong.
Hàn Quốc đang chứng kiến đợt bùng phát dịch mới kể từ sau khi nới lỏng các lệnh hạn chế và giãn cách xã hội vào tháng trước. Để đối phó với làn sóng dịch mới, nước này đã áp đặt lại các quy định giãn cách xã hội ở thủ đô Seoul và một số khu vực khác trong hôm thứ Ba.
Chính phủ Hàn Quốc chỉ ra rằng 402 trên tổng số 583 ca nhiễm mới được phát hiện ở khu vực đô thị Seoul, nơi chiến tới một nửa dân số nước này. Phần lớn các khu vực khác của nước này cũng ghi nhận nhiều ca nhiễm mới.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu