Siêu tăng Trung Quốc có thật sự hùng mạnh?

Cách đây không lâu, chuyên gia tăng thiết giáp Trung Quốc tuyên bố rằng xe tăng của PLA chiếm vị thế hàng đầu thế giới, vượt trội Abrams M1A2 và thậm chí vượt trội hơn cả siêu tăng Armata – T14. Điều này thực sự như vậy?
Xe tăng VT-1 (MTB-2000)
Xe tăng VT-1 (MTB-2000)

Nhà phân tích quân sự độc lập Alex Khlopotov trên blog của mình đã phân tích sự phát triển công nghiệp tăng thiết giáp của “thiên triều” khi so sánh các xe tăng của Trung Quốc với các mẫu tăng phổ thông nhất của Nga, T-90S và giải thích rằng, các mẫu tăng PLA ZTZ-99 và VT-4 được xây dựng trên công nghệ Liên bang Xô viết những năm 1970 x.

Không thể không công nhận lực lượng bộ binh PLA là một trong những lực lượng mạnh nhất thế giới. Nhưng hầu như tất cả các xe tăng – thiết giáp của lục quân Trung Quốc đều đã quá cũ cả về tinh thần lẫn vật chất thật sự. Chiếm số lượng chủ chốt lực lượng tăng Trung Quốc là các loại xe WZ-120 và WZ-121 — được biết đến như Type 59 hoặc Tyoe 69. Nhóm xe tăng này được nâng cấp và cải tiến rất sâu từ nguyên mẫu xe tăng Т-54 của Liên Xô. Khoảng cuối những năm 1950x, Trung Quốc được Liên Xô viện trợ dây truyền sản xuất và giấy phép sản xuất xe T-54, đã được coi là mẫu xe lỗi thời của hiệp ước Varsava. Các chuyên gia Liên Xô đã xây dựng nhà máy, lắp đặt dây chuyền, chuyển giao công nghệ và tài liệu, huấn luyện các kỹ thuật viên người Trung Quốc làm việc. Chỉ có một điều nhỏ: Ở Liên Xô xe tăng được chế tạo trên một dây chuyền đồng bộ từ A-Z (bao gồm các các nhà cung câp chi tiết, phụ tùng), nhưng người Nga cũng lo ngại những quan điểm địa chính trị của Bắc Kinh nên chỉ chuyền giao dây chuyền chủ chốt, các hệ thống sản xuất cung cấp chi tiết trang thiết bị, ốc vít, đường ống, các bộ phận động cơ, công nghệ chế tạo thiết giáp, v…) đã không được chuyển giao, khiến dây chuyền sản xuất của Trung Quốc có tốc độ hạn chế và khó có khả năng nâng cấp phát triển.

Chính điều không rõ ràng này đã trở thành vật cản cho cường quốc quân sự khổng lồ hay tráo trở này gặp khó khăn ngay từ lúc ban đầu. Người Trung Quốc không nghĩ rằng những chi tiết thiết kế nhỏ như công nghệ sản xuất ốc vít, chốt xích hoặc đường ống dẫn dầu, vỏ động cơ…vốn rất dễ sản xuất lại có tính chiến lược đến như vậy. Những xung đột biên giới và quan điểm chiến lược đã khiến mối quan hệ hợp tác công nghiệp quân sự bị đóng băng hoàn toàn. Nỗ lực nhằm mua được công nghệ từ phương Tây không đem lại một kết quả nào đáng kể, Mỹ, Pháp, Đức, Israel - đều được đề cập có hợp tác quân sự với Trung Quốc trong lĩnh vực xe tăng, xe bọc thép. Tuy nhiên, các nước này không hề quan tâm đến chuyển giao công nghệ mới.

Xe tăng T-54

Trung Quốc có được bước phát triển công nghệ ngắn chỉ tính từ khi Liên Xô sụp đổ. Từ các nước Trung Á và Đông Âu, Trung Quốc đã mua được những mẫu xe T-72, sản xuất từ năm 1974. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tăng thiết giáp từ loại xe này trở thành miếng cơm, manh áo của ngành sản xuất thiết giáp đã bị đình trệ. Kết quả những nghiên cứu này dẫn đến sự hình thành các xe tăng thế hệ mới ZTZ-98 và ZTZ-96. 

Nếu phiên bản đầu tiên là bản copy không có lisence hoàn toản của T-72 thì phiên bản tiếp theo là mẫu lai tạo giữa xe T-72 và WZ-121, phù hợp hơn cho quá trình sản xuất hàng loạt số lượng lớn trong các nhà máy công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Với những cải tiến lai tạp này, ngành công nghiệp quốc phòng Trung hoa vĩ đại tiến vào thế kỷ mới. ZTZ-96 trở thành xe tăng tiêu chuẩn của PLA và cũng có phiên bản tương tự dành cho xuất khẩu: phiên bản xe tăng Pakistan "Al-Khalid" và phát triển sâu hơn- VT-1 (MBT-2000).  

Trên cơ sở thân xe ZTZ-98, các kỹ sư Trung Quốc thiết kế nguyên mẫu xe tăng nặng hơn -  ZTZ-99, được sản xuất với số lượng không lớn, chỉ chuyên dụng cho binh chủng tăng thiết giáp của Trung Quốc. Phiên bản xuất khẩu mẫu xe VT-1 xuất khẩu được cho Morocco (150 xe.), Bangladesh (44 xe). Myanmar (vài chục xe). Trung Quốc cũng đang cố gắng bán cho Peru nhưng không thành công vì Ukraine hủy bỏ không cung cấp Trung Quốc động cơ xe tăng 6TD của nó.

Trung Quốc không có động cơ diesel cho xe tăng đủ độ tin cậy. Sau khi Ukraine từ chối không cung cấp động cơ xe tăng, tập đoàn chế tạo máy Trung Quốc NORINCO buộc phải sửa chữa lại thiết kế xe tăng VT-1. Trước đây các kỹ sư Trung Quốc bằng lòng với phiên bản động cơ Liên xô đã được cái tiến và tăng áp V-54, nhưng tiềm năng nâng cấp của động cơ không phải là vô hạn. Nỗ lực mua động cơ xe tăng từ phương Tây không đạt hiệu quả. Điều duy nhất đạt được là mua động cơ cũ “diesel” của Đức MTU. Theo tất cả các thông tin đã biết, có lẽ các phiên bản cải tiến tiếp theo của MTU Đức đã được lắp đặt trên các xe tăng thế hệ cuối của Trung Quốc.

Điều này có thể thấy rất rõ kích thước khá lớn của khoang động lực. Kiểu động cơ này làm tăng công suất máy nhưng cũng khiến xe tăng gia tăng trọng lượng. Điều đó khiến xe không có được khả năng cơ động cao. Những chiếc xe tăng Trung Quốc khi tham gia cuộc đua xe tăng ở nước Nga năm ngoái cho thấy: những chiếc xe ZTZ-96 trong cuộc đua vượt chướng ngại vật, trong vòng đua hầu như đều chậm hơn xe tăng T-72B kiểu cũ của Nga.

Tính cơ động của xe tăng Trung Quốc cũng bị giới hạn bởi bộ phận chuyển động, được copy hoàn toàn từ xe tăng xô viết T-72 phiên bản đời đầu. Bộ phận chuyển động (băng xích, bánh chịu nặng, hệ thống giảm xóc) đều được tính cho khối lượng xe tăng lớn hơn 40 tấn và tốc độ hành quân trung bình khoảng 45 km/h. Khi tốc độ và tải trọng gia tăng, bộ phận chuyển động theo lệ thường là gãy vỡ và hỏng hóc.

Các chuyên gia Trung Quốc quảng cáo về hệ thống hỏa lực và hệ thống điện tử hiện đại cho xe tăng VT-4. Đó đúng là một sự dối trá đáng kinh ngạc, pháo tăng Trung Quốc là phiên bản copy không có lisence pháo nòng trơn125 mm của Nga 2А46, được biên chế vào vũ khí trang bị Hồng quân Liên xô từ những năm 1970 — 45 năm trước! Tương tự như vậy với hệ thống nạp đạn tự động và hệ thống ổn định. Một điều chắc chắn là có thể Trung Quốc đã thay thể hệ thống điện tử bóng cũ bằng hệ thống kỹ thuật số hiện nay, nhưng thông số đầu vào và đầu ra hoàn toàn không thể thay đổi.  Sự phát triển các bộ vi xử lý ở Trung Quốc tụt hậu ít nhất 5 năm do tính chất copy không có lisence. Xuất hiện sự nghi ngờ tự nhiên về của hệ thống điện tử kỹ thuật số của Trung Quốc.

 Xe "Al-Khalid», VT-1

Xe tăng VT-1 (MTB - 2000) 

Xe tăng tiên tiến của Trung Quốc VT-4 (MTB-3000)

Do khả năng chế tạo các thiết bị cơ sở còn hạn chế do tốc độ phát triển công nghiệp nhanh. Mọi sản phẩm của Trung Quốc đều là các phiên bản copy từ nước ngoài, điều đó cũng liên quan đến hệ thống quan sát và kính ngắm quang ảnh nhiệt và nhìn đêm. Các xe tăng PLA có những tính năng kỹ chiến thuật tương tự như hệ thống quang ảnh nhiệt và điện tử của Pháp SAGEM.

Cho đến ngày này, ở Trung Quốc hoàn toàn chưa có một hệ thống phòng thủ tích cực dành cho tăng thiết giáp tương tự như mẫu "Trophy" của Israel. Điều này thực sự đáng tiếc đối với xe tăng Trung Quốc do thực tế, công nghệ sản xuất lớp giáp thép tăng thiết giáp của Trung Quốc xuất phát từ công nghệ sản xuất giáp thép xe tăng từ thời kỳ Xô viết, có nghĩa là đã quá lỗi thời so với công nghệ tiên tiến hiện nay. Một vấn đề nữa được để cập là hệ thống giáp phản ứng nổ của Trung Quốc rất khó nhận định do hoàn toàn thiếu thông tin, một điểm khá kỳ lạ cho một nền công nghiệp xuất khẩu vũ khí. Nhưng chính điều đó khiến các chuyên gia nghi ngờ về khả năng cũng như chất lượng của giáp phản ứng nổ trên tăng PLA.

Trong hàng loạt trường hợp khác nhau, phía trươc của tháp pháo có nhiều vùng diện tích không được bảo vệ, ("Al-Khalid», VT-1), đặc biệt là trên tháp pháo thì hoàn toàn không được che chắn bởi bất cứ hệ thống phòng thủ nào (ZTZ-96, ZTZ-98, ZTZ-99) thì không có giáp phản ứng nổ trên tháp pháo. Mặc dù trong điều kiện hiện nay, hầu hết các phương tiện tấn công xe tăng từ bán cầu phía trên.

Một trong những điểm yếu của xe tăng Trung Quốc là độ tin cậy rất thấp. Năm 2006, Saudi Arabia đã tổ chức cuộc đấu thầu quốc tế, tham gia cuộc đầu thầu này có xe tăng hợp tác quân sự Trung Quốc-Pakistan "Al-Khalid".  Đây là chiếc xe tăng duy nhất không phải chịu thử nghiệm trong sa mạc Ả Rập mà chỉ là trên thao trường Pakistan.

Nguyên nhân từ chối không trình diễn xe tăng PLA trên lãnh thổ nước ngoài nằm ở chỗ, tăng Trung Quốc liên tục hỏng hóc. Quá trình hỏng diễn ra với tần suất đến mức không thể làm một thử nghiệm kiểm tra nào hoàn chỉnh.  "Al-Khalid" phiên bản xuất khẩu của xe tăng Trung Quốc VT-1. Nguyên mẫu thứ hai của VT-1 — xe tăng ZTZ-96, đã thể hiện độ “tin cậy” trong cuộc thi Biathlon ở Nga. Trong cuộc thi này, không ngày nào, những xe tăng của Trung Quốc không có sự cố, điều đó khiến cho kíp xe liên tục phải thay xe. Có lẽ cũng chính vì vậy mà số lượng xe VT-1 được bán ra rất ít. Cũng vì độ tin cậy không cao nên Trung Quốc buộc phải hoàn thiện nguyên mẫu này bằng một phiên bản mới hơn VT-4 hoặc là MBT-3000.

Những thông tin đầu tiên về VT-4 được đưa ra vào năm 2012-го. Khi đó truyền thông Trung Quốc đã đưa tìn: xe tăng MBT-3000 là đỉnh cao trong công nghệ sản xuất, chế tạo tăng thiết giáp trên thế giới, vượt trội hơn hẳn xe tăng T-90S của Nga. Sau bài báo này là một video giới thiệu nguyên mẫu xe tăng VT-4. Nguyên mẫu duy nhất này được giới thiệu cho đến nay. Trên các cảnh được trình chiếu, các chuyên gia đã nhận thấy có những vết rỉ sét ở khoang chiến đấu, điều đó chứng tỏ rằng, người Trung Quốc đã rất vội vàng khi chế tạo nguyên mẫu mới, sử dụng một trong những phiên bản xe tăng cũ. Một điểm thú vị là, trong triển lãm IDEX-2012, sau đó là IDEX-2014 tập đoàn NORINCO cũng không đưa mẫu VT-4 ra giới thiệu mà chỉ giới thiệu model. Gần đây nhất, sau khi giới thiệu hệ thống điện tử dày đặc và hiện đại trong khoang điều khiển và khoang chiến đấu, truyền thông mới được biết, mẫu xe VT-4 phải mất hai năm nữa mới có thể xuất xưởng. Có vẻ như các kỹ sư tăng thiết giáp Trung Quốc chưa giải quyết hàng loạt vấn đề như đã tuyên bố trên truyền thông, để đưa vào hiện thực hóa dòng sản phẩm “đình đám” này.

Giá thành của xe tăng Trung Quốc cũng không hề rẻ. Tương đương như một chiếc xe tăng hiện đại, có độ tin cậy cao và đã được kiểm tra thực tế chiến đấu T-90S, đã có 1,5 nghìn xe tăng T-90S được xuất khẩu. Nếu tính theo ngân sách quốc phòng thì một chiếc xe tăng PLA tương đương với giá của xe tăng T-72B đã qua sửa chữa lớn nguyên mẫu 1984 và nâng cấp trang thiết bị điện tử hiện đại. Mặc dù nhưng chiếc tăng này không có hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, gây ảnh hưởng không nhỏ trong chiến đấu tiến công ban đêm, còn lại mọi thông số khai thác sử dụng vượt trội hơn xe tăng Trung Quốc. Từ độ tin cậy trong chiến đấu cao, đơn giản trong sửa chữa, bảo hành bảo dưỡng, tính cơ động siêu việt, có thể tham chiến ở bất cứ môi trường nào trên toàn địa cầu, hỏa lực mạnh mẽ và khả năng sử dụng tên lửa phóng qua nòng pháo, xe T-72B hơn hẳn xe Trung Quốc trong thực tế chiến trường.

Có thể kết luận: công nghiệp chế tạo tăng thiết giáp Trung Quốc còn xa mới với tới được các nước láng giềng khu vực như xe K2 “Báo đen” của Hàn Quốc, Type 10 của Nhật Bản. Tất nhiên, công nghệ chế tạo tăng thiết giáp của Hàn Quốc và Nhật Bản không thể sản xuất được số lượng tăng thiết giáp như của Trung Quốc, nhưng khoảng cách công nghệ và thiết kế thì rất rộng và sâu. So sánh xe tăng Trung Quốc với xe tăng Phương Tây, hoặc với nước Nga hoàn toàn không có ý nghĩa – công nghệ Trung Quốc tụt hậu khoảng ¼ thế kỷ. 

Nội thất long lanh của VT-4 (MTB-3000)

Siêu tăng Trung Quốc có thật sự hùng mạnh? ảnh 5
Siêu tăng Trung Quốc có thật sự hùng mạnh? ảnh 6

Siêu tăng Trung Quốc có thật sự hùng mạnh? ảnh 7

Kính ngắm và màn hình video quan sát điều khiển bắn

Siêu tăng Trung Quốc có thật sự hùng mạnh? ảnh 8
Siêu tăng Trung Quốc có thật sự hùng mạnh? ảnh 9
Siêu tăng Trung Quốc có thật sự hùng mạnh? ảnh 10
Siêu tăng Trung Quốc có thật sự hùng mạnh? ảnh 11
Siêu tăng Trung Quốc có thật sự hùng mạnh? ảnh 12
Siêu tăng Trung Quốc có thật sự hùng mạnh? ảnh 13

Siêu tăng Trung Quốc có thật sự hùng mạnh? ảnh 14

Tay điều khiển só

Siêu tăng Trung Quốc có thật sự hùng mạnh? ảnh 15

Tay lái kiểu vô lăng với hệ thống điều khiển

Siêu tăng Trung Quốc có thật sự hùng mạnh? ảnh 16
Siêu tăng Trung Quốc có thật sự hùng mạnh? ảnh 17
Theo: QPAN