Sản phẩm của Samsung, Apple dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc?

Thị trường công nghệ thế giới đang rúng động trước thông tin nhiều sản phẩm cao cấp của các hãng công nghệ lớn như: Apple, Samsung, Sony, Microsoft... sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc. 
Apple và Samsung bị cáo buộc dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong sản xuất linh kiện lắp đặt trên các dòng sản phẩm cao cấp
Apple và Samsung bị cáo buộc dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong sản xuất linh kiện lắp đặt trên các dòng sản phẩm cao cấp

Thông tin trên được phanh phui sau khi nhà cung ứng linh liện cho các hãng này bị cáo buộc lạm dụng lao động trẻ em.

Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), những đứa trẻ từ 7 tuổi trở lên đã được thuê đào hợp chất coban ở Congo để dùng nguyên liệu sản xuất các linh kiện điện tử. Chất này đã được tìm thấy trong pin lithium-ion đang được sử dụng rộng rãi trên smartphone và xe điện hiện nay. 

Cũng theo thông tin từ Tổ chức Ân xá Quốc tế, Coban do trẻ em congo khai thác sẽ được bán cho Công ty khoáng sản Huayou Cobalt (Trung Quốc) trước khi chuyển đến các nhà máy pin ở Trung Quốc và Hàn Quốc để dùng cho thiết bị của Apple, Microsoft, Samsung, Sony, Volkswagen và Daimler. 

Sản phẩm của Samsung, Apple dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc? ảnh 1

Trẻ em Congo tham gia khai thác Coban dùng trong sản xuất pin lithium-ion đang xuất hiện phổ biến trên các dòng sản phẩm cao cấp của các hãng công nghệ danh tiếng thế giới

 Sau khi bản báo cáo này được công bố, chỉ có một công ty thừa nhận có liên quan, 5 công ty còn lại đều lớn tiếng phủ nhận mối quan hệ với Huayou Cobalt cũng như không nắm rõ nhà cung ứng của họ có mua coban từ Congo hay Huayou Cobalt không? Tuy nhiên, danh sách khách hàng của Huayou Cobalt lại có tên các hãng này.

Với Apple và Samsung, cả hai đều lên tiếng bác bỏ cáo buộc khi cho rằng hãng luôn kiểm soát nghiêm ngặt cũng như không chấp nhận việc có lao động trẻ em tham gia chuỗi cung ứng linh kiện và sản xuất sản phẩm của họ. Cả hai đều cho biết sẽ chấm dứt hợp đồng với các đối tác khi phát hiện họ sử dụng lao động chưa đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, những tuyên bố này chưa thể dẹp bỏ mối nghi ngờ của dư luận. Bởi đây không phải là lần đầu tiên Apple và Samsung bị cáo buộc sử dụng lao động trẻ em hay bóc lột lao động. Trước đó, nhà máy sản xuất iPhone của Apple tại Trung Quốc từng bị cáo buộc bóc lột lao động. Trong khi đó, đối tác của Samsung tại Trung Quốc từng bị cáo buộc lạm dụng lao động trẻ em. Thậm chí, vào tháng 7/2014, Samsung Electronics đã phải ra quyết định dừng nhập hàng từ đối tác đến từ Trung Quốc để điều tra việc sử dụng lao động bất hợp pháp của nhà cung ứng này.

Hiện tại, vụ việc đang được các bên liên quan tiến hành điều tra. Song có một thực tế khiến cộng đồng công nghệ bất ngờ là theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, không một công ty nào đưa ra được bằng chứng xác nhận coban có trong pin của hãng có nguồn gốc từ đâu. Điều đó cũng có nghĩa nhiều sản phẩm cao cấp như iPhone, iPad hay dòng sản phẩm cao cấp Galaxy S, Xperia của các công ty giàu có và được coi là sáng tạo nhất thế giới này lại đang sử dụng các nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Theo báo cáo của Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF, khoảng 40 nghìn trẻ em tại Cộng hòa Dân chủ Congo được sử dụng để khai thác kim loại coban. Kim loại coban phổ biến tại Congo dưới dạng quặng, được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp cũng như công nghệ sinh học. Tuy nhiên nó độc hại, gây ô nhiễm môi trường và có thể gây ra ung thư nếu tiếp xúc trong thời gian dài.

 Theo songmoi

Cảm biến cấy dưới da dùng năng lượng cơ thể
Các chuyên gia đến từ Đại học Bắc Carolina (Mỹ) đã chế tạo thành công cảm biến không dây lấy năng lượng hoạt động từ cơ thể vật chủ. Theo đó, cảm biến mới sẽ hoạt động độc lập mà không cần sạc hoặc thay pin.
Cảm biến này xác định mức độ độ ẩm của da giống với những cảm biến được sử dụng trong thiết bị theo dõi sức khỏe và smartwatch đang bán trên thị trường. Những dữ liệu mà cảm biến này thu thập được sẽ truyền không dây đến smartphone để phân tích bằng các ứng dụng di động khác nhau.
Sản phẩm của Samsung, Apple dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc? ảnh 3
Tấm nhiệt điện có diện tích khoảng 7cm2, công suất 40-50 microwatt trên mỗi 1 cm2 da. Bộ phận chính của cảm biến này có chức năng tạo ra năng lượng từ sự chênh lệch nhiệt độ giữa da và không khí (ít nhất là 3 độ C). Khi vật chủ gia tăng cường độ hoạt động thể chất, các tấm nhiệt điện có thể sinh ra công suất lớn gấp 3 bình thường. Với các cảm biến nhiệt độ cơ thể, huyết áp và độ ẩm da, nguồn năng lượng được tạo ra từ cảm biến này có thể đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này chưa đủ để sạc điện thoại hoặc các thiết bị đeo khác. Đây là thách thức lớn đặt ra cho nhóm nghiên cứu trong thời gian tới.
Thu nạp năng lượng từ vận động cơ thể
Các nhà khoa học đến từ MIT đã phát triển thành công kỹ thuật mới cho phép thu thập năng lượng từ hoạt động của cơ thể người bằng cách tạo ra vật liệu mới dựa trên kỹ thuật điện hóa được dùng khá phổ biến trong công nghệ pin. Khi người đeo chuyển động, thiết bị sẽ co giãn để tạo ra dòng điện với hiệu suất tương đối khả thi để có thể áp dụng vào thực tế.
Sản phẩm của Samsung, Apple dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc? ảnh 4
Thực ra ý tưởng này không mới. Nhưng phần lớn các nghiên cứu trước đó mới dừng ở nguyên mẫu với hiệu suất chưa cao. Tuy nhiên, cách làm của các nhà nghiên cứu tại MIT hoàn toàn mới khi sử dụng vật liệu điện hóa. Trong đó, họ sử dụng các lớp phim liti cực mỏng để hoạt động như điện cực và dùng loại polymer xốp làm chất điện phân. Khi tổ hợp này bị uốn cong, áp lực sẽ đẩy các ion liti chạy vào polymer xốp, tạo ra dòng điện giữa các điện cực, cung cấp cho thiết bị hoặc sạc vào pin. Dù hệ thống này tạo ra điện bằng chuyển động co giãn của toàn bộ cấu trúc trên, nhưng dòng điện tạo thành lại là xoay chiều.
Do không bị giới hạn bởi định luật 2 của nhiệt động lực học, nên hệ thống này có thể đạt hiệu suất 100% trên lý thuyết. Tiếc là nguyên mẫu ban đầu hiện mới đạt hiệu suất 15%. Vì thế, nhóm nghiên cứu đang nỗ lực để sớm cải thiện con số này. Thêm nữa, công nghệ này mới đang ở giai đoạn đầu, nên còn nhiều trở ngại về kỹ thuật cần vượt qua trước khi được ứng dụng vào thực tế.
Máy phát điện nhờ nhiệt độ cơ thể
Các nhà khoa học đến từ Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc đã nghiên cứu và phát triển thành công các năng lượng nhỏ có thể tạo ra điện từ nhiệt độ cơ thể người, hứa hẹn tạo ra bước ngoặt mới cho các thiết bị đeo với khả năng không cần sạc pin.
Nguyên lý hoạt động của máy phát điện này dựa vào khả năng chuyển hóa nhiệt độ cơ thể người thành năng lượng. Trong đó, các tấm vải thủy tinh giữ vai trò bộ máy phát điện sẽ được tích hợp các hỗn hợp trên bề mặt với khả năng nhận biết nguồn nhiệt từ cơ thể hay từ bên ngoài để chuyển hóa thành năng lượng. Theo đánh giá của các nhà khoa học đầu ngành, đây là cách tiếp cận mang tính cách mạng, góp phần giảm đáng kể trọng lượng của nguồn phát, yếu tố cần thiết cho thiết bị điện tử đeo trong tương lai.
Sản phẩm của Samsung, Apple dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc? ảnh 5

Việc các nguồn phát điện được làm từ vật liệu là các chất vô cơ có khả năng tạo ra nguồn năng lượng cao hơn các sản phẩm làm từ vật liệu hữu cơ. Việc sử dụng các tấm vải thủy tinh đã được ưu tiên hơn trong việc tạo máy phát điện đeo trên người. Ngoài ra, các tấm vải thủy tin còn giải quyết các vấn đề về kích thước và trọng lượng, thậm chí còn giảm thiểu sự mất nhiệt và tối đa hóa nguồn phát. Tuy nhiên, để máy phát điện đeo trên người này được phổ biến rộng rãi trên thị trường còn cả hành trình dài phía trước.
Cảm biến cấy dưới da dùng năng lượng cơ thể
Các chuyên gia đến từ Đại học Bắc Carolina (Mỹ) đã chế tạo thành công cảm biến không dây lấy năng lượng hoạt động từ cơ thể vật chủ. Theo đó, cảm biến mới sẽ hoạt động độc lập mà không cần sạc hoặc thay pin.
Cảm biến này xác định mức độ độ ẩm của da giống với những cảm biến được sử dụng trong thiết bị theo dõi sức khỏe và smartwatch đang bán trên thị trường. Những dữ liệu mà cảm biến này thu thập được sẽ truyền không dây đến smartphone để phân tích bằng các ứng dụng di động khác nhau.
Sản phẩm của Samsung, Apple dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc? ảnh 7
Tấm nhiệt điện có diện tích khoảng 7cm2, công suất 40-50 microwatt trên mỗi 1 cm2 da. Bộ phận chính của cảm biến này có chức năng tạo ra năng lượng từ sự chênh lệch nhiệt độ giữa da và không khí (ít nhất là 3 độ C). Khi vật chủ gia tăng cường độ hoạt động thể chất, các tấm nhiệt điện có thể sinh ra công suất lớn gấp 3 bình thường. Với các cảm biến nhiệt độ cơ thể, huyết áp và độ ẩm da, nguồn năng lượng được tạo ra từ cảm biến này có thể đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này chưa đủ để sạc điện thoại hoặc các thiết bị đeo khác. Đây là thách thức lớn đặt ra cho nhóm nghiên cứu trong thời gian tới.
Thu nạp năng lượng từ vận động cơ thể
Các nhà khoa học đến từ MIT đã phát triển thành công kỹ thuật mới cho phép thu thập năng lượng từ hoạt động của cơ thể người bằng cách tạo ra vật liệu mới dựa trên kỹ thuật điện hóa được dùng khá phổ biến trong công nghệ pin. Khi người đeo chuyển động, thiết bị sẽ co giãn để tạo ra dòng điện với hiệu suất tương đối khả thi để có thể áp dụng vào thực tế.
Sản phẩm của Samsung, Apple dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc? ảnh 8
Thực ra ý tưởng này không mới. Nhưng phần lớn các nghiên cứu trước đó mới dừng ở nguyên mẫu với hiệu suất chưa cao. Tuy nhiên, cách làm của các nhà nghiên cứu tại MIT hoàn toàn mới khi sử dụng vật liệu điện hóa. Trong đó, họ sử dụng các lớp phim liti cực mỏng để hoạt động như điện cực và dùng loại polymer xốp làm chất điện phân. Khi tổ hợp này bị uốn cong, áp lực sẽ đẩy các ion liti chạy vào polymer xốp, tạo ra dòng điện giữa các điện cực, cung cấp cho thiết bị hoặc sạc vào pin. Dù hệ thống này tạo ra điện bằng chuyển động co giãn của toàn bộ cấu trúc trên, nhưng dòng điện tạo thành lại là xoay chiều.
Do không bị giới hạn bởi định luật 2 của nhiệt động lực học, nên hệ thống này có thể đạt hiệu suất 100% trên lý thuyết. Tiếc là nguyên mẫu ban đầu hiện mới đạt hiệu suất 15%. Vì thế, nhóm nghiên cứu đang nỗ lực để sớm cải thiện con số này. Thêm nữa, công nghệ này mới đang ở giai đoạn đầu, nên còn nhiều trở ngại về kỹ thuật cần vượt qua trước khi được ứng dụng vào thực tế.
Máy phát điện nhờ nhiệt độ cơ thể
Các nhà khoa học đến từ Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc đã nghiên cứu và phát triển thành công các năng lượng nhỏ có thể tạo ra điện từ nhiệt độ cơ thể người, hứa hẹn tạo ra bước ngoặt mới cho các thiết bị đeo với khả năng không cần sạc pin.
Nguyên lý hoạt động của máy phát điện này dựa vào khả năng chuyển hóa nhiệt độ cơ thể người thành năng lượng. Trong đó, các tấm vải thủy tinh giữ vai trò bộ máy phát điện sẽ được tích hợp các hỗn hợp trên bề mặt với khả năng nhận biết nguồn nhiệt từ cơ thể hay từ bên ngoài để chuyển hóa thành năng lượng. Theo đánh giá của các nhà khoa học đầu ngành, đây là cách tiếp cận mang tính cách mạng, góp phần giảm đáng kể trọng lượng của nguồn phát, yếu tố cần thiết cho thiết bị điện tử đeo trong tương lai.
Sản phẩm của Samsung, Apple dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc? ảnh 9

Việc các nguồn phát điện được làm từ vật liệu là các chất vô cơ có khả năng tạo ra nguồn năng lượng cao hơn các sản phẩm làm từ vật liệu hữu cơ. Việc sử dụng các tấm vải thủy tinh đã được ưu tiên hơn trong việc tạo máy phát điện đeo trên người. Ngoài ra, các tấm vải thủy tin còn giải quyết các vấn đề về kích thước và trọng lượng, thậm chí còn giảm thiểu sự mất nhiệt và tối đa hóa nguồn phát. Tuy nhiên, để máy phát điện đeo trên người này được phổ biến rộng rãi trên thị trường còn cả hành trình dài phía trước.