Rộ tin tên lửa liên lục địa Nga thử nghiệm thất bại, Điện Kremlin lên tiếng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Gần đây, nhiều cơ quan truyền thông liên tiếp đưa tin vệ tinh thương mại của các nước phương Tây chụp được hình ảnh hiện trường tên lửa liên lục địa hiện đại nhất của của Nga phát nổ trong giếng phóng.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Bãi phóng tàu vũ trụ Plesetsk bị hư hại nghiêm trọng (Ảnh: Reuters).
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Bãi phóng tàu vũ trụ Plesetsk bị hư hại nghiêm trọng (Ảnh: Reuters).

Tên lửa Sarmat nổ tại giếng phóng?

Theo các nguồn tin, một tên lửa đạn đạo liên lục địa có tên RS-28 Sarmat đã bất ngờ phát nổ trong giếng phóng (silo) trong quá trình thử nghiệm. Một số người suy đoán rằng nguyên nhân là do vấn đề thiết kế.

Giếng phóng tên lửa này được đặt tại Bãi phóng tàu vũ trụ Plesetsk ở tỉnh Arkhangis, Nga. Bãi phóng này là địa điểm thử nghiệm chính cho các tàu vũ trụ mới của Nga.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy giếng phóng đã bị sức nổ phá hoại đến mức không thể nhận dạng, xuất hiện một hố rất lớn, có lẽ do nó đã gánh chịu phần lớn uy lực nên tại hiện trường vẫn còn sót lại một số tòa nhà.

Hình ảnh vệ tinh do Maxar Technologies chụp hôm 21/9 cho thấy một “miệng núi lửa” rộng khoảng 60 mét đã xuất hiện tại giếng phóng của Sân bay vũ trụ Plesetsk ở miền bắc nước Nga.

RS-28 Sarmat.jpg
Tên lửa RS-28 Sarmat trên xe chở (Ảnh: Wiki).

RS-28 Sarmat được gọi là "Vua bom hạt nhân". Nó không chỉ có sức nổ khủng khiếp, mà khả năng đột phá của nó thậm chí còn vượt trội hơn cả. Với sức sát thương cực mạnh và khả năng tấn công chính xác tên lửa này khiến Mỹ và các nước phương Tây luôn thấy bất an.

RS-28 Sarmat là tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ thứ năm mới nhất do Nga phát triển. Nó có thể mang theo 178 tấn nhiên liệu, có tầm bắn tối đa 18.000 km, có thể bay qua Bắc Cực, thậm chí cả Nam Cực và có thể nhắm vào bất kỳ mục tiêu nào trên toàn thế giới để đánh đòn hủy diệt. Vì vậy, nó cũng là một trong những công cụ răn đe chính của quân đội Nga.

Một số chuyên gia quân sự phân tích, vụ nổ dữ dội như vậy thường là do tên lửa tự nổ trong giếng phóng. Tức là sau khi "phóng nguội" bay ra khỏi giếng phóng, động cơ không đánh lửa được khiến tên lửa rơi trở lại giếng và phát nổ.

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine ngày càng leo thang, vũ khí hạt nhân luôn là “át chủ bài” của Nga, và tên lửa đạn đạo RS-28 Sarmat mang lại nhiều hy vọng cho Nga. Vụ nổ tại giếng phóng này đã gây ra tổn thất rất lớn cho Nga. Việc xây dựng một giếng phóng tên lửa liên lục địa cũng khá phức tạp.

Anh chup ngay 7.9.png
Hình ảnh chụp Bãi phóng tàu vũ trụ Plesetsk hôm 7/9 (Ảnh: Reuters).

Trên thực tế, tên lửa liên lục địa RS-28 Sarmat của Nga trước đây từng trải qua nhiều lần phóng thất bại vì nhiều lý do. Thực tế, việc phát sinh các vấn đề trong quá trình phát triển tên lửa mới cũng là điều bình thường và nhiều vấn đề khác nhau đã được đưa tin, trong đó cả ở Mỹ.

Pavel Podvig, nhà phân tích ở Geneva và là người phụ trách theo dõi chương trình hạt nhân của Nga, nói: “Tất cả các dấu hiệu cho thấy, đây là một cuộc thử nghiệm thất bại. Đó là một chiếc hố rất lớn”.

Timothy Wright, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) ở London, cho biết khu vực xung quanh hầm chứa tên lửa bị phá hủy cho thấy tên lửa đã gặp trục trặc ngay sau khi đánh lửa.

Ông nói với Reuters: “Nguyên nhân có thể là thiết bị tăng lực giai đoạn đầu không đánh lửa đúng cách hoặc gặp trục trặc kỹ thuật nghiêm trọng, khiến tên lửa rơi trở lại đúng hoặc gần giếng phóng rồi phát nổ”.

James Acton, một chuyên gia hạt nhân tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie, đã đưa thông tin về vụ phóng thất bại trên mạng xã hội X, nói: các hình ảnh chụp trước và sau sự cố “rất có sức thuyết phục cho thấy đã xảy ra vụ nổ lớn”. Ông bày tỏ tin chắc là đã có vụ thử nghiệm tên lửa RS-28 Sarmat thất bại.

Bộ Quốc phòng Nga đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters và không đưa ra bất kỳ thông báo nào về chương trình thử tên lửa RS-28 Sarmat trong những ngày gần đây.

Anh chup ngay 21.9.png
Ảnh chụp Bãi phóng tàu vũ trụ Plesetsk ngày 21/9 (Ảnh: Reuters).

Người phát ngôn Điện Kremlin lên tiếng

Theo RIA Novosti và các cơ quan truyền thông khác của Nga ngày 23/9, trước việc một số cơ quan truyền thông phương Tây đưa tin "một vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat của Nga dường như đã thất bại", ông Dmitri Peskov, Thư ký Báo chí của Tổng thống Nga và Người phát ngôn Điện Kremlin, đã lên tiếng trong cuộc họp báo chiều cùng ngày.

RIA Novosti đưa tin ông Peskov nói với phóng viên đặt câu hỏi về vụ việc: "Chúng tôi không có bất kỳ thông tin liên quan nào. Đây là vấn đề thuộc thẩm quyền của quân đội, vì vậy tôi đề nghị ông nên đi hỏi họ".

Cũng trong ngày 23/9, Reuters đưa tin một số chuyên gia phân tích hình ảnh vệ tinh của bãi phóng cho rằng Nga "có vẻ" đã "thất bại" khi phóng thử tên lửa RS-28 Sarmat.

Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp Liên bang năm 2018, ông đã tuyên bố tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat “có thể phóng tới mọi ngóc ngách trên Trái đất”. Theo hãng tin TASS trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang hồi tháng 2 năm nay, ông Putin tuyên bố rằng tên lửa RS-28 Sarmat đã được trang bị cho lực lượng vũ trang Nga.

Tên lửa RS-28 Sarmat dài 35 mét, được phương Tây gọi là "Satan-II", có tầm bắn 18.000 km và trọng lượng phóng hơn 208 tấn. Truyền thông Nga cho biết nó có thể mang tới 16 đầu đạn hạt nhân dẫn đường riêng biệt cũng như các phương tiện bay siêu thanh - một hệ thống mới mà ông Putin tuyên bố là “kẻ thù của nước Nga không thể so sánh được”.

Nga từng cho biết tên lửa Sarmat được hoàn chỉnh vào năm 2018 để thay thế tên lửa SS-18 thời Liên Xô, nhưng ngày triển khai loại tên lửa này nhiều lần bị trì hoãn.

Tháng 10/2023, Tổng thống Putin cho biết Nga gần như đã hoàn thành việc phát triển loại tên lửa này. Ông Shoigu, khi đó là Bộ trưởng Quốc phòng Nga, nói tên lửa này sẽ trở thành “nền tảng của lực lượng hạt nhân chiến lược trên bộ của Nga”.

Timothy Wright, nhà nghiên cứu tại IISS ở London cho rằng thử nghiệm thất bại không nhất thiết có nghĩa là chương trình Sarmat đang gặp nguy hiểm.

Ông Wright cho biết thiệt hại ở Sân bay vũ trụ Plesetsk cũng có thể ảnh hưởng đến chương trình tên lửa Sarmat. Cần lưu ý rằng đây là địa điểm thử nghiệm nằm ở vùng Arkhangelsk, cách Moscow khoảng 800 km về phía bắc, được rừng cây bao quanh.

Wright cho biết sự chậm trễ sẽ gây áp lực lên tính khả dụng và trạng thái sẵn sàng của tên lửa SS-18 mà chương trình Sarmat thay thế vì chúng sẽ phải phục vụ lâu hơn dự kiến.

Theo Sohu, Aljazeera