Quân đội Nga nhận xe tăng T-90M mới: Vũ khí cần thiết để đối đầu NATO?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Quân đội Nga đã tiếp nhận lô xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M “Breakthrough” mới từ công ty Uralvagonzavod.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M của quân đội Nga (Ảnh: MW)
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M của quân đội Nga (Ảnh: MW)

Ngoại trừ các đơn vị xe tăng T-14 Armata đang được thử nghiệm ra thì T-90M được xem là mẫu xe tăng chiến đấu mạnh mẽ nhất của quân đội Nga. Trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát trong tháng 2, Bộ Quốc phòng Nga đã có kế hoạch mua khoảng 600 chiếc T-90M, mặc dù phần lớn trong số này sẽ được phát triển bằng cách hiện đại hóa những chiếc T-90 sẵn có.

Mẫu tăng này lần đầu tiên vào biên chế quân đội Nga vào tháng 4/2020 sau khi thử nghiệm hoàn tất cách đó 2 tháng. Các đặc điểm nổi bật của nó bao gồm việc tích hợp súng 2A46M-5 với hệ thống kiểm soát hỏa lực Kalina, sử dụng hệ thống bảo vệ chủ động Afghanit và giáp phản ứng nổ Relikt, cùng với lớp giáp tăng cường tách biệt đạn dược với phần còn lại của xe tăng, tránh khả năng bị phát nổ.

Điểm nổi bật cuối cùng này đã được thể hiện ở chiến trường Ukraine, khi mà chỉ có duy nhất 1 xe tăng T-90M bị phá hủy trong tháng 5, trong khi phần lớn các biến thể T-72 và T-90 cũ hơn đều bị tiêu diệt. T-90M không chỉ có khả năng sống sót cao hơn, mà còn có khả năng nhận thức tình huống tốt hơn nhiều, đặc biệt là nhờ khả năng tác chiến mạng lưới cùng ống ngắm tầm nhiệt hiện đại. Súng chính của nó cho phép sử dụng nhiều loại đạn khác nhau.

Hiện chưa rõ cuộc chiến Nga-Ukraine và căng thẳng gia tăng với NATO sẽ tác động thế nào tới chương trình T-90M, bởi có khả năng nó còn phụ thuộc vào đánh giá của Nga về khả năng chiến đấu của các đơn vị thiết giáp bao gồm những chiếc T-72B3/B3M. Bước tiến của chương trình T-14, cùng với chi phí mua sắm và vận hành nó, cùng với giá dầu mỏ cũng sẽ là những nhân tố tác động khác.

Mặc dù T-90M từ lâu đã được xem là sánh ngang bằng các mẫu tăng hùng mạnh của NATO – trong đó nhiều nước thành viên của khối này đều dựa vào những mẫu xe tăng có từ đầu những năm 1980 hoặc cuối những năm 1970 như Leopard 2 hay M1 Abrams – thế nhưng những động thái mới đây của Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ trong việc mua sắm thêm xe tăng hiện đại từ Hàn Quốc với số lượng lớn có thể khiến Nga chịu bất lợi nếu như không đầu tư vào mẫu T-14.

Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch mua gần xe tăng 1.000 Atlay, một biến thể của mẫu K2 Hàn Quốc, và Ba Lan có kế hoạch mua gần 1.000 hệ thống K2 cùng các mẫu xe tăng K3 trong tương lai. Đây có thể được xem là tín hiệu đáng ngại đối với ưu thế xe tăng Nga. K2 và T-14 hiện được xem là những mẫu xe tăng mạnh mẽ nhất, và việc Ba Lan mua xe tăng của Hàn Quốc có thể ảnh hưởng tới đánh giá của Nga về mẫu T-90M.

Theo Military Watch