Dưới đây là 6 thí nghiệm vô nhân tính, gây phẫn nộ dư luận.
1. Cuộc thử nghiệm bằng búp bê Bobo
Đây là cuộc thử nghiệm bị coi là phi đạo đức do nhà khoa học tâm thần Albert Banduara ở Đại học Stanford, Mỹ thực hiện năm 1961 ở những đứa trẻ nhỏ. Mục đích tìm hiểu về hành vi hung hãn ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khả năng bắt chước hành vi ở người lớn.
Những đứa trẻ được chia thành 3 nhóm; một nhóm xem video không có bạo lực, nhóm thứ hai xem video có bạo lực và nhóm thứ ba không xem gì cả. Sau đó vài phút cho tất cả vào phòng có búp bê Bobo Doll. Nhóm xem video bạo lực bắt đầu có hành động hành hung búp bê Bobo Doll như cào xước mặt, đánh đập. Ngoài ra, nhóm trẻ này còn lăng mạ búp bê theo cách của chúng.
Nghiên cứu này đã chứng minh điều gì? Trẻ em bắt chước hành vi của người lớn và đôi khi chúng làm điều đó một cách vô tư. Đó là lý do tại sao nếu đứa trẻ của bạn nói tục, hành vi thô bạo, hãy xem chúng đã bắt chước ai!
2. Cho trẻ em lớn lên cùng tinh tinh
Những năm 1930, các nhà khoa học muốn hiểu trí thông minh con người được thừa hưởng. Họ thậm chí đề ra giả thuyết rằng động vật không thể nói vì không sống trong môi trường của con người.
Nhà tâm lý học WN Kellogg quyết định kiểm tra lý thuyết này. Ông đã cho con tinh tinh 7 tháng tuổi với tên Gua nuôi dưỡng cùng với con trai Donald của mình như thể là anh trai và em gái.
Mặc dù Gua học được cách dùng thìa và hiểu ngôn ngữ của con người một chút thì Donald lại hầu như học tất cả từ “em gái” như: nhảy, gào rít và chỉ nói được 3 từ khi đã 1.5 tuổi. Thí nghiệm lập tức phải dừng lại.
Nghiên cứu này đã chứng minh điều gì? Một đứa trẻ cũng có thể sao chép hành vi của động vật. Mặt khác, nỗ lực nhân bản con vật đã thất bại mặc dù nó là loài gần nhất với con người tham gia thí nghiệm.
3. Thí nghiệm vô nhân đạo khi biến Bruce trở thành Brenda
Bruce Reimer sinh năm 1965 tại Canada cùng với anh trai sinh đôi của mình. Khi 8 tháng tuổi, cậu bé bị cắt bao quy đầu nhưng do lỗi thiết bị đã làm hỏng bộ phận sinh dục của cậu bé. Nhà tâm lý học John Money khuyên cha mẹ cậu thực hiện một cuộc giải phẫu, thay đổi giới tính và nuôi dạy con trai của họ như một đứa con gái.
Nhưng rồi bi kịch đã xảy ra, Brenđa không muốn làm con gái. Đến tuổi dậy thì, Brenda gần như hoàn toàn cô độc, chẳng có lấy một người bạn. Khuôn mặt cô bé trở nên góc cạnh, nam tính với phần ria mép, lông cơ thể rậm hơn.
Brenda quyết định chuyển đổi lại giới tính nam chỉ vài tuần sau khi biết sự thật về mình và lấy tên David. Nhưng cuối cùng, David đã quyết định tìm đến cái chết vào năm 2004, đặt dấu chấm hết cho 38 năm sống trong địa ngục trần gian, kết thúc cuộc sống bi kịch.
Nghiên cứu này đã chứng minh điều gì? Thí nghiệm như vậy có thể dễ dàng phá vỡ tâm lý của một đứa trẻ. Ngày nay, vấn đề giới tính cần nghiên cứu kỹ hơn.
4. Thí nghiệm trên cậu bé 8 tuổi chính là khởi nguồn của phát minh vắc xin
Thế kỷ 18, bác sĩ người Anh Edward Jenner đã quyết định chứng minh rằng nếu một người bị nhiễm đậu mùa không gây chết người, sau khi họ hồi phục, họ sẽ có khả năng miễn dịch chống lại bệnh đậu.
Để chứng minh lý thuyết của mình, Jenner đã tiêm nhiễm bệnh bệnh đậu mùa cho con trai mình. Khoảnh khắc này thậm chí đã thành bất tử một tác phẩm điêu khắc. May mắn là đúng như dự đoán của bác sĩ, cậu bé này đã có sức đề kháng trước căn bệnh đậu mùa, không bao giờ bị lây nhiễm lại một lần nữa.
Nghiên cứu này đã chứng minh điều gì? Rất may, các tính toán của bác sĩ là chính xác và cậu bé không bị bệnh. Nếu không, Jenner sẽ là kẻ giết người điên rồ, thay vì là người phát minh ra một loại vaccine quan trọng.
5. Thí nghiệm khiến trẻ em sợ màu trắng
Thí nghiệm do "cha đẻ thuyết hành vi" John B. Watson tiến hành vào năm 1920 đã khiến bé Albert 9 tháng tuổi trở nên kinh hãi loài chuột.
Watson cho Albert tiếp xúc với chuột bạch, thỏ, khỉ và cả giấy đang cháy. Không thứ gì khiến cậu hoảng sợ. Đến khi Albert được 11 tháng 3 ngày, Watson tiếp tục công việc và đưa cho bé trai một chú chuột. Đúng như dự đoán, Albert lại gần con vật như thói quen. Đúng lúc này, Watson dùng búa đập vào thanh thép phía sau gây ra một tiếng động đinh tai khiến em nhỏ khóc thét. Lặp đi lặp lại nhiều lần, cuối cùng, Albert chỉ nhìn thấy chuột là đã sợ, thậm chí, cậu bé trở nên kinh hãi bất cứ đồ vật, con vật nào có lông như thỏ, chó và cả người có râu trắng.
Nghiên cứu này đã chứng minh điều gì? Mẹo này được sử dụng khi đào tạo động vật nhưng, hóa ra nó cũng tạo ra cảm xúc ở trẻ sơ sinh. May mắn thay, ngày nay khoa học cấm các thí nghiệm khắc nghiệt tương tự.
6. Sự dạy dỗ tàn nhẫn
Vào năm 1939, giảng viên đại học Wendell Johnson cùng học sinh của mình, Mary Tudor tiến hành một cuộc thử nghiệm với 22 trẻ em mồ côi - một cuộc thử nghiệm mà đến bây giờ vẫn còn gây tranh cãi vì sự vô nhân tính của nó.
Johnson bắt đầu cuộc thử nghiệm bằng cách chia 22 trẻ em ra thành 2 nhóm bằng nhau. Ở nhóm thứ nhất, Johnson tập nói cho chúng, khen chúng và khuyến khích khả năng diễn thuyết cũng như trình bày ý tưởng thành lời, những đứa trẻ này phát triển một cách bình thường, không khó khăn gì cả. Tuy nhiên, ở nhóm thứ hai, Johnson cùng vị học trò của mình lại chuyển sang thái độ chỉ trích, khắt khe ngay cả với những lỗi phát biểu nhỏ nhất, những đứa trẻ nói lắp bắp sẽ bị chửi mắng, khinh miệt, cười chê và thậm chí là bị lấy ra để làm trò đùa. Những đứa trẻ này lớn lên trong nỗi sợ hãi bị cười chê, hình thành nên những khiếm khuyết về giọng nói cũng như phát âm. Từ những đứa trẻ đã có thể phát triển bình thường, Johnson đã gây khuyết tật cho chúng suốt phần đời còn lại.
Nghiên cứu này đã chứng minh điều gì? Việc thử nghiệm tâm lý này đến nay vẫn gây tranh cãi vì mặc dù không ai có thể từ chối sự vô nhân đạo ở Johnson, nhưng qua cuộc thử nghiệm này, con người nói chung đã có thể có một cái nhìn tổng quát hơn về mối liên kết giữa những sang chấn tâm lý và sự hình thành những khuyết tật ở não, dẫn đến khiếm khuyết trong cách nói.
Theo Bright Side