Những chiếc MacBook đời mới bỗng trở thành phế liệu

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Do tính năng bảo mật nghiêm ngặt của Apple trên các mẫu MacBook đời mới nên việc bán lại máy đã sử dụng gặp nhiều khó khăn trong quá trình khôi phục cài đặt gốc.
Ảnh: Vice
Ảnh: Vice

Những chiếc MacBook đã qua sử dụng có giá bán lẻ lên tới hàng ngàn USD đang bị biến thành phế thải do không có cách nào để đăng nhập và khôi phục cài đặt gốc cho máy.

“Có bao nhiêu người trong số các bạn muốn có một chiếc Macbook chạy chip M1? Thật tệ bởi các nhà tái chế đang nghiền chúng thành bụi", John Bumstead, chủ công ty tân trang máy tính RDKL (Mỹ), viết trên Twitter mới đây.

Vấn đề nằm ở con chip bảo mật T2 của Apple. Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2018, con chip này khiến bất kỳ ai không phải là chủ sở hữu ban đầu đều không thể đăng nhập vào máy.

Được biết, đây là chip bảo mật (SEP) nhằm xử lý các dữ liệu nhạy cảm như mật khẩu, vân tay, bộ nhớ mã hóa và đảm bảo an toàn khi khởi động.

Theo Vice, T2 được tích hợp trực tiếp lên chip M-series từ năm 2020. Do đó, các mẫu MacBook M1 cũng gặp vấn đề tương tự, khiến người dùng dường như không thể làm gì nếu máy đã bật Activation Lock.

Các cơ sở thu mua MacBook cũ sẽ xóa dữ liệu trên thiết bị trước khi bán lại. Với những máy dính Activation Lock, dữ liệu vẫn bị xóa nhưng không thể đăng nhập tài khoản của người dùng mới. Do đó, có lẽ giải pháp duy nhất là bán linh kiện của máy.

Bumstead chia sẻ rằng mỗi năm Apple lại khiến cuộc sống của thị trường đồ cũ trở nên khó khăn hơn một chút. “Tiến trình là, đầu tiên những cơ sở thu mua cũ cần có giấy chứng nhận để xóa dữ liệu cũ do đó họ đã rút ổ cứng khỏi máy và bán mà không có ổ cứng, nhưng sau đó kể từ năm 2016, các ổ đĩa này đã được gắn vào bảng mạch, vì vậy họ bắt đầu phải thay thế các bản mạch mới".

"Giờ đây, bảng mạch cũng bị khóa nốt. Vì vậy, chúng về cơ bản vô giá trị. Bạn thậm chí không thể khởi động những MacBook 2018 trở về sau nếu bị khóa, bởi theo mặc định, MacBook không cho khởi động từ thiết bị ngoại vi", ông Bumstead nói.

Apple từ lâu đã làm khó thị trường máy cũ và các cửa hàng sửa chữa tư nhân. Vào năm 2021, Apple tuyên bố sẽ bắt đầu hướng dẫn người dùng cách tự sửa điện thoại và bán cho họ các bộ phận để làm việc đó.

Bumstead đưa ra một số giải pháp cho vấn đề. Ông nói: "Khi gặp chiếc máy bị khóa nhưng có nguồn gốc rõ ràng, chúng tôi nên có quyền đăng nhập tài khoản Apple, bấm số serial và một số thông tin liên quan, sau đó gửi lên Apple để mở khóa... Nếu không có vấn đề và chủ sở hữu ban đầu không phản đối trong 30 ngày, thiết bị sẽ được mở khóa tự động".

Theo Vice