Ngao ngán “ao làng” ASEAN

VietTimes -- Thật trớ trêu khi cả 4 đội bóng khu vực Đông Nam Á lại nằm cùng bảng G vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á. Người ta thêm ngán ngẩm những gì đã xẩy ra trên sân lẫn khán đài và không biết FIFA có ngồi im trước những hỗn loạn này không?
FIFA sẽ không để yên sự việc này. Ảnh Getty.
FIFA sẽ không để yên sự việc này. Ảnh Getty.

Sân vận động Bung Karno có sức chứa trên 80.000 chỗ ngồi nằm tại khu liên hợp thể thao Bung Karno tại trung Jakarta, Jakarta, Indonesia lâu nay nổi tiếng là chảo lửa khu vực Đông Nam Á. Cổ động viên Indonesia cũng nổi tiếng quậy phá, thậm chí là bao loạn không chỉ sân nhà mà cả trên sân khách.

Khổ vì thắng

Trước đây, tại AFF Cup 2010 các cầu thủ, tuyển Malaysia cũng phải di chuyển bằng xe bọc thép khi tới Indonesia đá trận chung kết giải đấu. Sau trận CĐV Indonesia quây lại tấn công bằng gạch đá, gậy gộc vào xe chở cầu thủ đội khách. Tình trạng tương tự diễn ra tại SEA Games 2011 theo một kịch bản còn tồi tệ hơn.

Nhưng việc hàng ngàn cổ động viên chủ nhà xếp chữ "Fuck You Loser" hướng về phía cầu thủ Malaysia, trong trận đấu ĐT Indonesia gặp Malaysia là điều khó thể chấp nhận được. “Sĩ nhục có tổ chức”, “làm nhục có đầu tư” là những cụm chữ của báo chí Malaysia khi đề cập tới sự kiện xấu hổ này.

Ngao ngán “ao làng” ASEAN ảnh 1

"Chảo lửa" Bung Karno như thế này đây. Ảnh Getty.

Chắc chắn FIFA sẽ xét lại việc đệ đơn xin đăng cai U20 World Cup 2021 của xứ Vạn đảo này. Không hiểu CĐV Indonesia làm như thế có làm cho đối thủ sợ hãi hay làm mát đi hình ảnh đất nước Vạn đảo thân thiện, hiếu khách?

Chả hiểu sức nóng trước và trong trận đấu đã tác động đến tâm lý cầu thủ chủ nhà như thế nào hay chính nó lại làm cho các cầu thủ khách Malaysia quyết tâm hơn. Hai lần Indonesia vượt lên thì cũng 2 lần các cầu thủ Malaysia gỡ hòa.

Đỉnh điểm của trận đấu khi phút 90+6 khi cầu thủ vào sân từ băng ghế dự bị Mohamadou Sumareh ghi bàn "kết liễu" tuyển Indonesia, điều này khiến CĐV đội chủ nhà không giữ nổi bình tĩnh.

Tức giận vì đội bóng để thua đại kình địch 2-3 ngay trên sân nhà, các CĐV Indonesia đã trút cơn mưa vật thể lạ lên các CĐV Malaysia ngay trên sân. Để bảo đảm an toàn cho đội khách quân đội đã điều 5 chiếc xe bọc thép tới sân Gelora Bung Karno (GBK), nơi diễn ra trận đấu, để đưa các cầu thủ Malaysia về khách sạn của họ.

Ngoài ra, cổ động viên chủ nhà còn ném vật thể lạ xuống sân và quay sang tấn công khán giả Malaysia. Ít người hơn nên CĐV Malaysia chỉ còn biết tháo chạy và không ít đã bị thương từ hành vi quá khích của nhóm CĐV chủ nhà.

Liên đoàn Bóng đá Malaysia khẳng định sẽ kiện lên FIFA vụ việc này. Bộ trưởng Thanh niên& Thể thao Malaysia, ông Syed Saddiq người có mặt tại hiện trường cho biết: “Nhóm fan chừng 1.000 người Malaysia lọt thỏm giữa 95.000 fan Indonesia đã bị ném đá, ném vật kim loại, chai lọ vào khiến tình hình rất nguy hiểm”.

Đá bóng hay đánh trận? Ảnh AP.
Đá bóng hay đánh trận? Ảnh AP.

Thiếu bàn thắng, thừa bạo lực

Trên sân Thammasat tuy không có bàn thắng nào được ghi nhưng những đòn Muay Thái liên tục được cầu thủ 2 bên tung ra. Rất may  trọng tài Al Adba vẫn kiểm soát được tình hình dù bị cho là “nhát thẻ”, nhất là những pha vào bóng mang tính triệt hạ của các cầu thủ Thái Lan trong các pha đánh nguội, tiểu xảo và đặc biệt là tình huống Thitiphan phạm lỗi nguy hiểm với Quế Ngọc Hải.

Công Phượng còn phải nỗ lực rất nhiều. Ảnh FAT.

Công Phượng còn phải nỗ lực rất nhiều. Ảnh FAT.

Các cầu thủ Thái Lan đang thi đấu tại J1-League như Theerathon, Thitiphan, Supachok thay vì thể hiện trình độ chuyên môn cao khi chơi bóng ở giải đấu hàng đầu châu lục thì chỉ thể hiện mình có nhiều tiểu xảo sân cỏ. Khi đá ở hàng công mà Thitiphan, Supachok thay vì lo chơi bóng lại mãi “ăn chân” đối thủ thì bàn thắng không đến là điều dễ hiểu.


Hình ảnh chiến lược gia người Nhật Bản không thể kiềm chế và bất ngờ lao vào sân sau tình huống tranh chấp của Bùi Tiến Dũng với ngôi sao Chanathip Songkrasin khó chấp nhận được. HLV Nishino đẩy bác sĩ Trần Anh Tuấn lúc ông cố gắng đi vào sân để chăm sóc cho trung vệ Bùi Tiến Dũng, chưa đủ sau đó còn xô bác sĩ Choi Ju-young. Các trợ lý Thái Lan ngay sau đó cũng đã có những hành động khó coi dành cho ông Park và khán giả Việt Nam.

Nếu như việc HLV Park Hang-seo cũng bày tỏ sự không hài lòng với cách cư xử của người đồng nghiệp bên kia chiến tuyến ngoài đường biên đã phải nhận thẻ vàng thì ông Nishino cũng xứng đáng nhận thẻ.

Có vẻ như báo chí khu vực đã “việt vị” khi dành khá nhiều cụm từ đao to búa lớn, kiểu “siêu kinh điển”, “đại chiến” cho cuộc đối đầu của 2 đội tuyển lớn nhất khu vực. Chất lượng chuyên môn của trận đấu chỉ dừng ở mức trung bình, bởi các tiếng còi đã cắt vụn trận đấu.

BHL Thái Lan khiêu chiến. Ảnh FAT.

BHL Thái Lan khiêu chiến ông Park. Ảnh FAT.

Bản thân HLV Nishino cũng tuyên bố rất mạnh miệng: “chỉ cần 10 ngày để dành chiến thắng trước Việt Nam”, thậm chí “tấn công để chiến thắng” nhưng lại “đi săn không súng” tập trung 6 tiền vệ ở giữa sân mà không hề có tiền đạo. Ông sợ thua!

Các ngôi sao Supachok (Thái Lan), Công Phượng, Văn Toàn (Việt Nam) thể hiện những pha xử lý khá vụng về khi tiếp cận khung thành đối phương cho thấy còn rất lâu nữa họ mới có thể đạt tầm Kiatisak, Công Vinh trước đây.

Bao giờ, bóng đá Đông Nam Á mới tiếp cận trình độ tổ chức trận đấu lẫn chất lượng chuyên môn là một câu hỏi chưa thể trả lời. Chỉ dám chắc FIFA sẽ có ngay án phạt cho Liên đoàn bóng đá Indonesia, bởi không thể làm khác được?