Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cả Liên Xô và Mỹ đều nỗ lực tiến hành các thử nghiệm chế tạo loại vũ khí mang động cơ hạt nhân, tương tự như tên lửa hành trình mà Nga đang chế tạo. Nhưng do kích thước trang thiết bị quá lớn và nguy cơ phóng xạ hạt nhân từ các lò phản ứng, những dự án tương tự như máy bay ném bom động cơ hạt nhân đã bị đóng băng.
Ngày 01.03.2018, tổng thống Nga Vladimir Putin trong thông điệp liên bang tuyên bố: Các kỹ sư công nghệ hạt nhân quân sự Nga đang phát triển một động cơ hạt nhân nhỏ, gọn, có thể lắp được lên tên lửa hành trình. Đây là một thông tin gây kinh hoàng cho cả thế giới, vì một động cơ hạt nhân tương tự như vậy có thể lắp ở mọi thiết bị, từ tàu ngầm đến máy bay chiến đấu và các phương tiện này có thể hiện diện trên mọi độ sâu, độ cao và tầm xa tác chiến, với thời gian sẵn sàng chiến đấu không giới hạn. Chính vì vậy, các kỹ sư gọi động cơ hạt nhân này là động cơ “vĩnh cửu”.
Cách đây không lâu, xuất hiện một thông tin cho rằng, động cơ nguyên tử đang trong giai đoạn phát triển, trước mắt ở giai đoạn thiết kế thử nghiệm. Nhưng ngày 25.07.2018, Bộ quốc phòng Nga tuyên bố, tại thời điểm này vũ khí đang trong giai đoạn hoàn thiện các bộ phận cấu thành tên lửa hành trình và tiến hành các thử nhiệm. Đồng thời các kỹ sư thiết kế đang chuẩn bị cho thử nghiệm bay của các tên lửa hành trinh.
Cần nhớ, đây là tên lửa hành trình chiến lược, có thể mang được đầu đạn hạt nhân, được tính vào một trong bộ 3 răn đe chiến lược của Nga. Cùng ngày, Bộ quốc phòng Nga công bố một video trên Facebook, ghi lại cảnh tên lửa thử nghiệm được phóng đi và hoạt động trong xưởng phát triển vũ khí. Những kỹ sư công nghệ trong bộ áo choàng trắng "đang làm gì đó" với những tên lửa màu đỏ không định danh trong các thùng phóng dạng container. Điều đó cho thấy các thiết kế đã tương đối hoàn thiện.
TASS trích phát biểu của nhà nghiên cứu chính của Viện nghiên cứu Trung ương số 12 Bộ Quốc phòng, Sergei Pertsev cho biết: "mục đích của thử nghiệm là thu thập những dữ liệu, cần thiết để làm rõ, chi tiết hóa các yêu cầu đối với sản phẩm."
Truyền thông phương Tây, dẫn nguồn từ tình báo Mỹ cho biết, phiên bản tên lửa thử nghiệm chỉ bay được 35 km, sau đó mất điều khiển và rơi. Nhưng vấn đề này thực tế rất bình thường và phiên bản tên lửa thử nghiệm đạt được yêu cầu đặt ra. Các phiên bản thử nghiệm được chế tạo để hoàn thiện thiết kế và tìm kiếm những giải pháp tối ưu nhất.
Không có một giới hạn thời gian nào được đặt ra, điều đó cho thấy Burevestnik có thể đang nằm trong trong giai đoạn thử nghệm thiết kế, đặc biệt là các thông số thử nghiệm của động cơ nguyên tử. Đây là một vấn đề mang tính bí mật cấp quốc gia và đây cũng là nguyên nhân chính khiến lầu Năm Góc hoảng hốt.
Tên lửa Burevestnik với động cơ nguyên tử thu nhỏ có thể bay được rất lâu và xuyên qua bất cứ lá chắn tên lửa nào. Ưu thế của tên lửa hành trình là có thể bay trên bầu trời với thời gian không hạn định và không thể định trước được đường bay. Tên lửa thay đổi quỹ đạo bay liên tục, vòng tránh khu vực phòng không và không thể xác định rõ khi nào sẽ bay vào quỹ đạo tấn công.
Video ghi lại toàn cảnh chuẩn bị tên lửa, phóng tên lửa và ghi lại một thời gian ngắn, khi tên lửa đang bay trong không gian. Ngoài ra, video cũng quay lại giai đoạn tên lửa trong khu xưởng lắp ráp và thử nghiệm. Truyền thông phương Tây, dẫn nguồn từ tình báo Mỹ khẳng định, thử nghiệm thất bại hoàn toàn. Sau khi xuất hiện video này, số lượng người khẳng định Burevestnik chỉ là một trò lừa đảo có thể sẽ giảm xuống nhanh chóng.