Trước đó, khi chuyên cơ Việt Nam vào không phận Đức, 2 máy bay phản lực của quân đội Đức đã bay lên chào và hộ tống đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam về tới sân bay Berlin Tegel.
Một thành viên trong đoàn Việt Nam vẫy chào máy bay phản lực của quân đội Đức hộ tống đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam khi bắt đầu vào không phận Đức về tới sân bay Berlin Tegel |
Đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại sân bay có: Chánh văn phòng Phủ Tổng thống và Tổng Vụ trưởng Lễ tân Bộ Ngoại giao Đức; Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng và Phu nhân cùng cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Đức; Đại sứ, Đại biện các nước ASEAN tại Đức.
Lễ đón Chủ tịch nước và phu nhân ở sân bay Berlin Tegel được tổ chức với nghi lễ cao nhất, dành cho Nguyên thủ quốc gia với 21 loạt đại bác chào mừng.
Ngay sau khi đến Berlin, Chủ tịch nước đã có các hoạt động đầu tiên trong lịch trình chuyến thăm, trong đó có cuộc gặp gỡ với những người bạn Đức và cuộc gặp cộng đồng người Việt Nam tại Đức.
Chuyến thăm CHLB Đức của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam tới nước Đức thống nhất (1990)
Nghi lễ đón tiếp Chủ tịch nước với 21 loạt đại bác chào mừng
Kết thúc 21 loạt đại bác, 2 máy bay quân sự hộ tống chuyên cơ của Chủ tịch nước khi vào vào không phận Đức đã bay ngang qua chào mừng
Đông đảo cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Đức và kiều bào Việt Nam tại Đức đã tới sân bay chào mừng Chủ tịch nước
Ra đón Chủ tịch nước tại sân bay có Chánh văn phòng Phủ Tổng thống và Tổng Vụ trưởng Lễ tân Bộ Ngoại giao Đức; Đại sứ Việt Nam tại CHLB Đức Đoàn Xuân Hưng và Phu nhân
Hai hàng quân danh dự chào đón Chủ tịch nước và Phu nhân dọc theo thảm đỏ từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe ô tô
Chủ tịch nước và Phu nhân bắt tay các quan chức Đức, các Đại sứ, Đại biện các nước ASEAN và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức
Việt Nam và CHLB Đức thiết lập quan hệ ngoại giao từ 23.9.1975, từ đó đến nay quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển tích cực, sâu rộng, hiệu quả và toàn diện. Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 10.2011 của Thủ tướng Đức Angela Markel, Thủ tướng hai nước đã ký Tuyên bố chung Hà Nội về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, trong đó đề ra mục tiêu và các biện pháp cụ thể tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên.
Về kinh tế, Đức luôn duy trì vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (chiếm 20% xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường châu Âu). Kim ngạch thương mại 2 chiều năm 2014 đạt 7,8 tỉ USD; 7 tháng đầu năm 2015 đạt 5,2 tỉ USD. Đức cũng là đối tác lớn và hiệu quả nhất của Việt Nam trong lĩnh vực KH-CN và lĩnh vực dạy nghề. Đức đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng một số trường dạy nghề kiểu mẫu ở nhiều địa phương, đặc biệt là dự án trường Đại học Việt - Đức. Hiện có khoảng 4600 sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam tại Đức.
Đức cũng là một trong những nước viện trợ ODA nhiều và thường xuyên cho Việt Nam. Từ năm 1990 đến nay, Đức đã cung cấp khoảng 2 tỉ USD cho các dự án ODA tại Việt Nam thông qua hợp tác kỹ thuật và hợp tác tài chính.
Cộng đồng người Việt tại Đức có khoảng 125 nghìn người, hoạt động tích cực và hội nhập khá thành công và hiện có khoảng 110 tổ chức, đoàn hội của người Việt với nhiều hình thức đa dạng như Hội Việt Nam, hội đồng hương, tổ chức từ thiện.
Theo Thanh niên