Lâm vào cảnh khốn đốn do bị Mỹ cấm chip, Huawei quay sang lĩnh vực sản xuất xe hơi thông minh

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Ngày 15/9, lệnh cấm của Bộ Thương mại Mỹ đối với gã khổng lồ truyền thông Trung Quốc Huawei bắt đầu dần có hiệu lực. Số phận của Huawei trở thành tiêu điểm quan tâm của truyền thông quốc tế.
Lệnh cấm chíp của Mỹ đã đẩy Huawei vào tình trạng khốn đốn (Ảnh: Đa Chiều).
Lệnh cấm chíp của Mỹ đã đẩy Huawei vào tình trạng khốn đốn (Ảnh: Đa Chiều).

Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều ngày 17/9 đăng bài “Sau khi lệnh cấm chip của Mỹ có hiệu lực, Huawei còn lại bao nhiêu năng lượng?” bàn về tình cảnh khốn đốn  mà công ty này gặp phải.

Bài báo viết, khi lô chip cuối cùng mà Huawei đặt mua đã về nước trên chuyến bay thuê vào ngày 14/9, Huawei cũng bắt đầu tung ra thông tin cho biết “Điện thoại di động Mate 40 sắp ra mắt sẽ trở thành ‘khúc ca cuối’ của dòng điện thoại cao cấp Huawei”. Điều khiến giới bên ngoài lo lắng cách đây một tháng cuối cùng đã trở thành hiện thực. Điều này cũng giống một bài bình luận đăng ngày 10/8 trên tạp chí Fortune với tựa đề “Mỹ muốn bỏ Huawei chết đói trong lĩnh vực chip, chiêu này rất có tác dụng”. Trong cơn khủng hoảng, biểu hiện của Huawei cũng thu hút sự chú ý từ bên ngoài.

Về vấn đề này, các tổ chức và doanh nghiệp có liên quan cũng đã bắt đầu hành động. Trước cơn phong ba gây “chấn động chuỗi cung ứng chip toàn cầu” này, giới doanh nghiệp đã hành động quyết đoán hơn cả Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Mỹ (SIA) “vừa ngạc nhiên vừa lo lắng”.

Chưa bao giờ Chủ tịch Tập đoàn Huawei Nhậm Chính Phi phải đối diện với hoàn cảnh khó khăn như hiện nay (Ảnh: Đa Chiều).
Chưa bao giờ Chủ tịch Tập đoàn Huawei Nhậm Chính Phi phải đối diện với hoàn cảnh khó khăn như hiện nay (Ảnh: Đa Chiều).

Một tháng trước, thông báo của Mỹ đã hạn chế quyền tiếp cận của Huawei vào “phần mềm và công nghệ của Hoa Kỳ” và các công nghệ liên quan đến chip bán dẫn liên quan đến sự độc quyền của 3 công ty Synopsys, Yihua và Mentor Graphics; công cụ tự động hóa thiết kế điện tử (EDA) và các bằng sáng chế liên quan về mạch tích hợp. Động thái này rõ ràng là một đòn giáng mạnh vào chuỗi cung ứng liên quan của Huawei.

Vào thời điểm đó, tạp chí Nhật Nihon Keizai Shimbun cho rằng nếu danh sách tiếp tục mở rộng, nó có thể bao gồm nhà cung cấp cảm biến hình ảnh Sony Corporation và nhà cung cấp cảm biến ST Microelectronics. Tương tự như vậy, các nhà sản xuất chip lớn như Samsung Electronics, SK Hynix của Hàn Quốc, Toshiba Memory (Kioxia) của Nhật Bản và Formosa Plastics Group Nanya Technology (NTC) của Đài Loan đều không thể giao dịch với Huawei. Một tháng sau, mọi suy đoán này đều trở thành hiện thực và giới doanh nghiệp buộc phải bắt đầu một làn sóng tự cứu.

Theo các cơ quan truyền thông tài chính chủ yếu như Reuters, thế giới bên ngoài có thể thấy rằng, trước ngày 15/9, nhiều công ty, bao gồm SMIC, TSMC, Qualcomm, Micron, MediaTek, Sanan Integration, Samsung Display và SK Hynix, thuộc chuỗi cung cấp cho Huawei đã gửi “đơn đăng ký xin tiếp tục cung cấp” lên Bộ Thương mại Mỹ. Mặc dù Bộ Thương mại Mỹ đã sửa đổi danh sách đen, tạm thời chưa phản hồi vào lúc này, nhưng thái độ của các công ty đa quốc gia lớn đã trở nên khá rõ ràng.

Lệnh cấm của Mỹ đã buộc nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới TSMC phải tách khỏi Huawei (Ảnh: Reuters).
Lệnh cấm của Mỹ đã buộc nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới TSMC phải tách khỏi Huawei  (Ảnh: Reuters).

Theo các phương tiện truyền thông có thẩm quyền như The Economist, ngay cả khi các công ty bán dẫn và các tổ chức ngành liên quan ở Hoa Kỳ và các nước khác cầu khẩn chính phủ Mỹ thay đổi ý định và gia hạn thời hạn, nhưng quyết tâm của Bộ Thương mại Mỹ vẫn không thể bị lung lay.

Theo dữ liệu, trong thông báo mới ngày 17/8, Mỹ trích dẫn cụ thể tuyên bố của Bộ trưởng Wilbur Ross nhằm tránh việc “Huawei và các chi nhánh nước ngoài tăng cường nỗ lực để có được chất bán dẫn tiên tiến được phát triển hoặc sản xuất bằng phần mềm và công nghệ Mỹ”.

Do đó, một bài bình luận được The Economist đăng ngày 12/9 một lần nữa xác định rằng lệnh hoãn thi hành (reprieve) của Mỹ đối với Huawei sẽ không xuất hiện. Điều này khiến Huawei vẫn cần phải tính đến một lối thoát.

Bình luận cho rằng Huawei trong tương lai có ba số phận. Ví dụ, Mỹ cấp giấy phép bán chip cho các công ty cụ thể, chẳng hạn như Qualcomm, Huawei khởi xướng chuỗi cung ứng của riêng mình và Huawei chia tách HiSilicon để hợp tác với đối tác liên quan hình thành chuyển giao công nghệ, thì vẫn cho phép Huawei có được một chipset độc quyền... và hai khả năng khác.

Ông Wilbur Ross bị Huawei coi là "hung thần" trong vụ Mỹ cấm chip (Ảnh: Tân Hoa xã)
Ông Wilbur Ross bị Huawei coi là "hung thần" trong vụ Mỹ cấm chip (Ảnh: Tân Hoa xã)

Tất nhiên, phán đoán này có lẽ vẫn khó thoát khỏi kiểu suy nghĩ cách đây một tháng. Phán đoán này là kết quả nghiên cứu của các tổ chức có thẩm quyền như New Street Research ở New York và Counterpoint Research, một tổ chức tư vấn về ngành công nghệ, đưa ra từ ngày 17/8 đến đầu tháng 9.

Tuy nhiên, bài bình luận có tựa đề “Cuộc chiến của Mỹ chống lại Huawei sẽ thúc đẩy sự phát triển của công nghệ Trung Quốc như thế nào” này vẫn đưa ra cho giới quan sát kinh tế một phán đoán khác: tức là, áp lực từ Mỹ có thể đẩy công nghệ Trung Quốc đến tình thế nằm ngoài tầm kiểm soát của Mỹ.

Ngoài ra, các nhà quan sát trong ngành cũng phát hiện ra rằng Huawei cũng đang thực hiện bước đi trong lĩnh vực kinh doanh điện toán đám mây non trẻ của họ để có được những con chip cần thiết.

Có nhà phân tích phát hiện ra rằng Huawei có thể sử dụng kênh này để có được mạch tích hợp, chip nhớ, thiết bị thụ động và các linh kiện điện tử khác từ các công ty như Intel ở Mỹ. Tổ chức nghiên cứu ngành nghề Trend Force cũng chỉ ra rằng việc Mỹ giám sát các giao dịch như vậy không thể ngăn cản việc bán hàng cho các khách hàng cuối cụ thể như Huawei.

Nhưng nhìn chung, với việc lệnh cấm của Mỹ cuối cùng được thực thi, các phương tiện truyền thông có thẩm quyền của phương Tây chỉ có thể lặp lại những lập luận và nhận định sáo rỗng của họ về tình cảnh khốn đốn của Huawei.

May mà thế giới bên ngoài cũng có thể nhận thấy rằng khi gã khổng lồ Trung Quốc "dũng cảm đối mặt với hiện trạng" và đầu tư 20 tỷ USD vào lĩnh vưc nghiên cứu và phát triển, thì quyết tâm và sức mạnh của họ được kỳ vọng sẽ cầm cự được đến lúc “công nghệ Trung Quốc thoát khỏi sự khống chế của Mỹ”. Ngoài ra, lệnh cấm chip của Mỹ cũng sẽ tạo cho thế giới “một động lực to lớn để vòng qua Hoa Kỳ” và thậm chí hình thành “một chuỗi công nghiệp chip phi Mỹ hóa”. Điều này khiến cho những kết luận tưởng như đã lỗi thời của thế giới bên ngoài lại trở nên có giá trị đặc biệt trong tình hình mới.

Trong một diễn biến mới nhất, Đa Chiều ngày 18/9 dẫn một số nguồn tin nói, Công ty Huawei đã sử dụng tiền quỹ của mình để tham gia cổ phần vào công ty ô tô năng lượng mới Changan Weilai. Điều đáng chú ý là mặc dù Huawei đã hợp tác ngày càng nhiều với các nhà sản xuất ô tô trong những năm gần đây, nhưng đây có thể là lần đầu tiên Huawei đầu tư vào một nhà sản xuất ô tô...

Trong lúc khó khăn, Huawei bắt đầu quay sang lĩnh vực sản xuất xe hơi thông minh (Ảnh: Đa Chiều).
Trong lúc khó khăn, Huawei bắt đầu quay sang lĩnh vực sản xuất xe hơi thông minh (Ảnh: Đa Chiều).

Thông tin cho biết, Huawei đang tìm kiếm con đường kết hợp giữa phần mềm và cứng trong lĩnh vực xe hơi. Phần mềm là cốt lõi của ô tô thông minh, điều này đã trở thành nhận thức chung trong ngành sản xuất xe hơi. Về phần mềm, Huawei đã có các sản phẩm như Hongmeng và HiCar. Ngoài ra, Huawei cũng đã công bố sự phát triển của HiCar, một giải pháp kết nối giữa ô tô và điện thoại di động.

Huawei cũng đã đạt được những kết quả nhất định trong lĩnh vực lái xe tự hành. Huawei có lợi thế về radar xe cảm biến lõi để lái xe không người lái. Ưu thế của Huawei trong công nghệ quang điện tử là có một không hai trên thế giới. Hãng sẽ sử dụng công nghệ 5G để phát triển các radar laser và sóng milimet dùng cho  điều khiển xe tự động.

Động thái mới nhất của Huawei Automotive trong lĩnh vực phần cứng diễn ra vào ngày 8/9 – Công ty Huawei Electric Technology Co., Ltd. chính thức được thành lập. Vương Quân, chủ tịch của Huawei Smart Car Solutions BU, là đại diện pháp nhân. Lĩnh vực kinh doanh của công ty là nghiên cứu và phát triển thử nghiệm kỹ thuật và công nghệ, kinh doanh thiết bị xe thông minh, sản xuất thiết bị xe thông minh và bán thiết bị xe thông minh.

Cũng trong ngày 8 tháng 9, Huawei Technologies Co., Ltd. đã bổ sung một bằng sáng chế mới liên quan đến ô tô mang tên “mạch sạc cho bộ sạc ô tô, bộ sạc ô tô và phương pháp điều khiển sạc”.

Trước đó, vào ngày 14/8, Huawei Technologies Co., Ltd. đã thay đổi phạm vi kinh doanh và bổ sung thêm “Nghiên cưu phát triển, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ phụ tùng ô tô và hệ thống thông minh” vào giấy phép.