Tên lửa Tamir đánh chặn đạn tên lửa tự chế Qassam của dân quân Palestine. Ảnh minh họa RT |
Các chuyên gia xác định rằng, những tên lửa tự chế, được đặt tên là Qassam và phóng từ Dải Gaza phải được gọi là tên lửa không điều khiển (như đạn súng cối). Thực tế, tên lửa chỉ là một đoạn ống thép thông thường (tương tự như ống nước với một đầu đạn kíp chạm nổ và động cơ phản lực nguyên thủy (thuốc phóng tự chế). Do không có bất cứ một phương thức tính toán khoa học nào mà chỉ dưa trên những tính toán đạn đạo đơn giản và thử nghiệm thực tế, tầm bắn của "tên lửa" không vượt quá 30 km hoặc có thể gần hơn để không bị tản mát bởi sức gió. Chính vì vậy độ chính xác trong bán kính sát thương của khối nổ khoảng 75% là cao nhất, do đó các nhóm nổi dậy Palestine chỉ bắn phá các khu định cư Do Thái.
Trang Military Watch cho biết "Vũ khí tên lửa tự chế Palestin về bản chất cực kỳ nguyên thủy, một số nhà phân tích so sánh tên lửa này với pháo hoa thông thường của người dân, nên hiệu quả tác chiến rất thấp. Các dân quân Palestine không thể tính toán chính xác tải trọng cần thiết của đầu đạn và quỹ đạo bay của đạn để đánh trúng và chụm vào mục tiêu lựa chọn, mặc dù dân quân Palestine phóng tên lửa số lượng lớn".
Hệ thống Iron Dome được xác định là một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất đánh chặn các tên lửa chiến thuật không điều khiển với tầm hoạt động từ 4 đến 70 km. Tổ hợp Iron Dome gồm một radar đa nhiệm EL / M-2084, trung tâm điều khiển hỏa lực được tự động hóa cao độ và ba xe phóng lắp đặt 20 tên lửa đánh chặn Tamir.
Chiều dài của tên lửa đánh chặn là 3 mét, đường kính khoảng 160 mm, khối lượng chung 90 kg. Từ đầu năm 2011, mười khẩu đội “Iron Dome” được triển khai tại Israel và 5 tổ hợp nữa hiện đang trong quá trình sản xuất. Mỗi tổ hợp theo lý thuyết có thể phòng thủ một diện tích 150 km vuông.
Đêm ngày 13.11.2018, Iron Dome chặn được khoảng 20% các tên lửa tự chế. Điều đáng chú ý là hệ thống chỉ chặn những tên lửa theo tính toán sẽ đe dọa các khu định cư, do nếu đánh chặn tất cả các tên lửa tự chế, tổ hợp sẽ hết đạn ngay sau những phút đầu tiên cuộc tấn công, hệ thống phải được nạp lại các tên lửa đánh chặn mới.
Tờ Military Watch nhấn mạnh “Với khả năng phát triển nhanh của các tên lửa tự chế tiềm năng, đặc biệt là lực lượng Hezbollah với sức mạnh quân sự đã tăng rất nhiều sau cuộc chiến với Israel năm 2006, cùng với việc rất nhiều các kỹ sư quân sự dân quân Palestine, được đào tạo và có thực tế chiến đấu trên chiến trường Syria, khả năng đánh chặn của tổ hợp Iron Dome gây ra những nghi vấn nghiêm trọng, nếu các cuộc tấn công tên lửa lại tiếp diễn”.
Trường hợp lực lượng Houthi lắp đặt được các hệ thống dẫn đường tự chế bằng GPS dân sự làm tăng độ chính xác của tên lửa tự chế là một ví dụ. Điều đó cho thấy Vòm Sắt khó có khả năng bảo vệ được An ninh của các khu dân cư Israel trong trường hợp diễn ra một cuộc chiến tranh trong tương lai, tương tự như cuộc chiến ở Yemen.