1. Đố bạn tìm ra chiếc điện thoại trong bức ảnh này?
Nhìn vào bức ảnh dưới đây, bạn có nhận ra điều gì lạ không? Chỉ có một chiếc bàn và một tấm thảm thôi sao? Ngạc nhiên chưa, trong tấm ảnh này còn có cả chiếc điện thoại di động nữa đấy. Một người dùng Facebook lần đầu tiên chia sẻ bức ảnh này vào năm 2016 và lập tức gây chú ý đến cộng đồng mạng, mọi người đua nhau căng mắt xem ảnh nhưng chẳng thấy gì. Tính đến thời điểm hiện tại bức ảnh này đã nhận được hơn 21.000 lượt chia sẻ và hơn 156.000 lượt like.
Thật ngạc nhiên khi màu sắc và hoa văn trên chiếc ốp điện thoại hoàn toàn trùng khớp với hoạt tiết trên tấm thảm. Đó là lý do tại sao bạn có căng mắt ra cũng khó lòng nhìn ra được.
2. Ô tròn màu neon
Những đường kẻ màu neon xuất hiện giống như có một vòng tròn màu xanh dương ở trong hình nhưng thực chất là nền là màu trắng. Nó được biết đến với tên gọi "sự lan truyền của màu neon", ảo ảnh quang học cổ điển lần đầu tiên được ghi lại vào năm 1971 và sau đó được phát hiện bởi HF Van Tuijl vào năm 1975.
3. Kendall Jenner như bị "mất" một chiếc chân
Đầu năm nay, tạp chí InStyle đã đăng một hình ảnh của Kendall Jenner, Kylie Jender và Hailey Baldwin lên Instagram. Cộng đồng mạng đã dậy sóng bởi trong hình ảnh một chân của Kendall Jenner dường như đã... biến mất!
Thực tế thì chân của cô người mẫu xinh đẹp này vẫn đang nằm bên dưới chiếc váy. Nếu bạn nhìn kỹ hơn, bạn sẽ phát hiện ra cô nàng đang ngồi ở tư thế vắt chéo chân, và một chiếc chân còn lại "ẩn hiện" được chiếc váy bao phủ.
4. Ảo ảnh màu trắng
Cho dù bạn nhìn kiểu gì đi chăng nữa thì những hình chữ nhật dưới chữ A và B đều cùng màu xám. Được phát hiện vào năm 1979 bởi nhà tâm lý học người Úc - Michael White, hiệu ứng nổi tiếng này được gọi là " ảo ảnh màu trắng ".
5. Cô bé ở lặn dưới nước hay nhảy trên mặt nước?
Sau khi được đăng tải bởi tài khoản có tên Maskari trên Imgur, bức ảnh đã đạt hơn 2,3 triệu lượt xem kèm theo hàng nghìn lượt bình luận, thắc mắc không rõ cô bé đang ở trên hay dưới mặt nước.
Bức ảnh khiến người xem đau đầu bởi nhìn bong bóng phía trước mặt thì có vẻ cô bé đang ở dưới nước nhưng nếu để ý kỹ mái tóc khô thì đáp án cô bé đang ở trên mặt nước lại hợp lý hơn. Thêm vào đó, những bọt khí khiến nhiều người lầm tưởng thực chất chúng chỉ là giọt nước cô bé vẩy lên.
6. Ảo giác Ebbinghaus
Khi nhìn vào bức hình dưới, hẳn bạn sẽ nói rằng vòng tròn màu cam phía bên trái nhỏ hơn rất nhiều so với vòng tròn bên phải? Trên thực tế, chúng có cùng kích cỡ. Nguyên nhân là do kích thước và khoảng cách các vòng tròn bên cạnh với vòng tròn trung tâm đã đánh lừa não bộ về độ lớn, rộng của hai vòng tròn màu cam.
Được khám phá bởi nhà tâm lý Đức Hermann Ebbinghaus, ảo giác quang học này đã được phổ biến bởi nhà tâm lý học người Anh - Edward B. Titchener vào năm 1901.
7. Đôi chân gây tranh cãi nhất thế giới
Một sinh viên nghệ thuật tên là Hunter Culverhouse đã chia sẻ bức ảnh này trên Instagram vào tháng 10/2016. Nó đã lan truyền rộng khắp khi mọi người tranh cãi liệu rằng đôi chân được bôi dầu bóng hay chỉ đơn giản là bị vẽ sơn trắng lên.
Khi quan sát kỹ, có thể nhận ra đôi chân bị quét vài vệt màu trắng ở đùi và đầu gối chứ không phải phủ bóng như nhận định ban đầu. Và quả thật, chủ nhân của bức ảnh gốc cũng đăng lên Instagram kèm caption đính kèm: "Tôi thích cảm giác màu dính trên chân mình" do đó, chân cô chỉ bị dính màu thôi, chứ không phải bôi dầu hay phủ bóng gì cả.
8. Ảo giác Herring
Hai đường kẻ đỏ ở trong hình trông như đang phình ra ngoài nhưng thực chất chúng đang song song với nhau. Ảo giác cổ điển này được gọi là " ảo giác Hering ", được phát hiện bởi tâm lý học người Đức - Ewald Hering năm 1861. Hiện tượng này là do não bộ đang bị đánh lừa bởi những đường thẳng nan hoa, tầm nhìn của mắt di chuyển theo đường thẳng từ trung tâm hướng ra phía ngoài. Do đó, hai đường thẳng song song nhìn như phình ra theo.
9. Ảo ảnh màu nước
Những đường kẻ màu nhẹ ở phía bên trong của hình làm chúng trông giống như màu da cam được pha trộn với màu trắng. Nhưng thực tế đó chỉ là một ảo giác. Ảo tưởng này được phát hiện đồng thời bởi nhà tâm lý học người Ý Baingio Pinna (1987) và Jack Broerse và Robert P. O'Shea (1995). Hiện tượng này được lý giải là do các mảng màu trắng tạo ra ảo giác màu khi được bao quanh bởi một đường màu sáng hơn và đường màu sáng lại được bao quanh bởi một đường viền mỏng, màu tối hơn.
10. Hình ảnh phản chiếu trong gương khác hoàn toàn so với vật thể
Hiện tượng này có tên "Ảo giác hình trụ" (Ambiguous Cylinder Illusion). Được phát triển bởi giáo sư Kokichi Sugihara thuộc Đại học Meiji, công trình này đã chiến thắng cuộc thi "Ảo ảnh của năm" 2016 của Hiệp hội Khoa học Liên Kết (Neural Correlate Society). Thật ra chúng đều có chung một hình dạng, vị giáo sư chỉ cần xoay chúng theo đúng góc độ cần thiết và bạn sẽ nhìn thấy một hình ảnh mới hiện ra trong gương.