Hai anh em gốc Việt nổi đình đám ở Úc với startup chẩn đoán bệnh bằng AI

VietTimes – Từ hàng triệu ảnh chụp X-quang, CT, MRI,... trí tuệ nhân tạo có thể nhanh chóng đưa ra chẩn đoán, giảm thời gian, tăng độ chính xác, hai anh em gốc Việt nổi đình đám ở Úc với startup chẩn đoán bệnh bằng AI.
Trần Đặng Minh Trí và Trần Đặng Đình Áng (đeo kính), hai anh em người Việt Nam sáng lập nên startup Harrison.ai tại Úc.
Trần Đặng Minh Trí và Trần Đặng Đình Áng (đeo kính), hai anh em người Việt Nam sáng lập nên startup Harrison.ai tại Úc.

Anh trai Trần Đặng Minh Trí cùng người em Trần Đặng Đình Áng sáng lập công ty khởi nghiệp Harrison.ai tại Úc. Đây là dự án ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngành y, nâng cao trải nghiệm khám chữa bệnh cho cả bác sĩ lẫn bệnh nhân.

Ở Australia, startup nhận được 20 triệu USD vốn đầu tư từ chuỗi bệnh viện Ramsay Health Care lớn thứ ba toàn cầu cùng nhiều quỹ mạo hiểm danh tiếng của thế giới như Blackbird Ventures và Skip Capital của Úc, Horizons Ventures của Hong Kong.

Sau thời gian làm mưa làm gió trên thị trường quốc tế, công ty “hồi hương”, đặt văn phòng tại TP.HCM, được các bệnh viện, bác sĩ trong nước đón nhận, trao đổi chuyên môn.

Cả hai chọn ngành kinh doanh nhưng sau lại quay về công nghệ vì đã có máu ngấm sẵn trong người
Cả hai chọn ngành kinh doanh nhưng sau lại quay về công nghệ vì đã có máu ngấm sẵn trong người


Cơ duyên đến với medtech

Anh em Minh Trí và Đình Áng là con trai của thầy Trần Đức Huyên, tác giả của những cuốn sách lập trình Pascal đầu tiên ở Việt Nam, vì thế cả hai có cơ hội được tiếp xúc với máy tính từ rất sớm. Sau này khi sáng Úc du học, cả hai chọn ngành kinh doanh nhưng sau lại quay về công nghệ vì đã có máu ngấm sẵn trong người.

Tại Úc, Trí gặp ông Paul Ramsay, người thành lập ra chuỗi bệnh viện Ramsay Health Care, và được truyền cảm hứng về ngành y. Người làm kinh doanh y tế nếu chăm sóc tốt cho những bác sĩ, điều dưỡng, họ sẽ chăm sóc tốt cho người bệnh, từ đó lợi nhuận sẽ tự nhiên mà có.

Với triết lý kinh doanh này, ông Ramsay từ tay trắng sau 50 năm sáng lập và vận hành, đã có trong tay chuỗi 70 bệnh viện hàng đầu và trở thành tỷ phú top 10 của Úc. Sau khi ông qua đời, chuỗi được mở rộng ở 11 quốc gia với hàng trăm bệnh viện, trở thành chuỗi lớn thứ 3 thế giới.

Chuỗi Ramsay không chỉ kinh doanh và chữa bệnh, mà còn ứng dụng rất tốt công nghệ để đổi mới bộ máy vận hành. Từ những điều này, anh em Trí, Áng theo dõi và nhận thấy trí tuệ nhân tạo sẽ là hướng đi mới để “lên đời” ngành y tế, vận hành nhanh hơn, kết quả chính xác hơn và ít tốn kém hơn.

Aengus Tran (Đình Áng) được anh trai gọi là linh hồn của dự án vì đã tạo ra công nghệ từ khi Minh Trí còn ngồi ghế giảng đường Đại học y New South Wales
Aengus Tran (Đình Áng) được anh trai gọi là linh hồn của dự án vì đã tạo ra công nghệ từ khi Minh Trí còn ngồi ghế giảng đường Đại học y New South Wales

Harrison.ai đã ra đời từ đó, trở thành một hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể tự tùy chỉnh để phù hợp với mục đích sử dụng, nhưng vẫn đảm bảo đưa ra kết quả lâm sàng với độ chính xác cao.

Sản phẩm đầu tiên của startup là dùng AI hỗ trợ lựa chọn phôi trong thụ tinh nhân tạo (IVF) cho các bà mẹ hiếm muộn. Thực hiện IVF tốn kém nhưng không dễ thành công, mỗi lần thất bại sẽ mất tiền, thời gian và sức khỏe của bà mẹ.

Khi làm IVF, các bác sĩ sẽ xem phôi để chẩn đoán phôi nào tốt và có thể tạo được em bé. Để quá trình này diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn, AI được đưa vào để thay thế nhà phôi học. Bằng cơ sở dữ liệu hình ảnh có sẵn, máy tính sẽ xem và xác định chính xác đến 65% phôi tốt có thể đậu thai.

Sản phẩm chẩn đoán phôi tốt của Harrison.ai nhận được sự chú ý từ báo giới và ngành y nước Úc, các bà mẹ hiếm muộn giờ đây dễ có con hơn và thời gian chờ ngắn hơn. Từ những thành công đầu tiên, nhóm quyết định về nước.

Sản phẩm chẩn đoán phôi tốt của Harrison.ai nhận được sự chú ý từ báo giới và ngành y nước Úc
Sản phẩm chẩn đoán phôi tốt của Harrison.ai nhận được sự chú ý từ báo giới và ngành y nước Úc


Cô học trò AI của các bác sĩ Việt Nam

Sản phẩm tiếp theo của nhóm: chẩn đoán từ hình ảnh như X-quang, chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp nhũ ảnh và siêu âm, được theo chân anh em Trần Đặng về nước. Đây là cửa ngõ của ngành y tế, vì gần như mỗi chúng ta đều sẽ sử dụng những dịch vụ này trong khoảng vài năm một lần, khi đi khám sức khỏe cũng như khi điều trị bệnh.

Tại Việt Nam, nhóm nhận được sự hỗ trợ của chị Lê Diệp Kiều Trang qua quỹ Alabaster. Tháng 11/2019, sở hữu cơ sở dữ liệu đồ sộ qua thời gian làm việc tại Úc, startup tự tin tìm đến các bệnh viện, bác sĩ để giới thiệu về dự án của mình.

“Các bác sĩ lúc đầu nghi ngại nhưng tò mò, từng bác sĩ đồng ý tham gia với Harrison. Càng tham gia dạy máy, các bác sĩ càng thấy thú vị với công nghệ, càng thấy chuyên môn lâm sàng được củng cố khi hệ thống AI phản hồi khách quan về những đóng góp của bác sĩ. Sau đó, mình không còn phải đi thuyết phục nữa mà chính các bác sĩ trở thành những đại sứ tâm huyết nhất cho Harrison,” chị Kiều Trang chia sẻ

Sau 4 tháng giới thiệu và triển khai, nhóm đã nhận được sự tham gia của 150 bác sĩ chẩn đoán hình ảnh từ gần 60 bệnh viện, phòng khám tại TP.HCM. Họ cùng trao đổi chuyên môn và làm việc sâu sát với hơn 20 bác sĩ chẩn đoán hình ảnh đầu ngành tại Úc.

2 tháng tiếp theo, cả nước thực hiện giãn cách xã hội, nhưng nhóm Harrison.ai vẫn cho ra đời sản phẩm hoàn chỉnh “Chẩn đoán X-quang lồng ngực bằng AI”. Nhóm đặt tên cho hệ thống trí tuệ nhân tạo này là Annalise, và gọi đây là “cô học trò AI đầu tiên của bác sĩ Việt Nam”.

Anh em một nhà làm startup chẩn đoán bệnh bằng AI - 6

Annalise.ai là sản phẩm mới của Harrison.ai tại thị trường Việt Nam, giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh và chính xác hơn.

Đồng hành với dự án trong nửa năm qua, chị Kiều Trang chia sẻ: “6 tháng là thời gian vô cùng ấn tượng để cho ra đời một sản phẩm AI với tính năng ưu việt. Hy vọng trong một ngày không xa, tập thể Harrison.ai sẽ tự hào ra mắt với cộng đồng.”

Theo Khám phá