Giám đốc cao cấp của Google bày cách chống tin giả, tin sai sự thật

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Gen Z có thể là nhóm hiểu biết về công nghệ nhất trên hành tinh, nhưng điều đó không khiến họ miễn nhiễm với các tin giả, tin sai sự thật xuất hiện tràn lan trên mạng

Làm thế nào để giải quyết tình trạng fake news xuất hiện tràn lan? (Ảnh: CNBC)
Làm thế nào để giải quyết tình trạng fake news xuất hiện tràn lan? (Ảnh: CNBC)

Gen Z có thể là nhóm hiểu biết về kỹ thuật số nhất trên hành tinh, nhưng điều đó không khiến họ miễn nhiễm với các tin giả, tin sai sự thật (fake news) xuất hiện tràn lan trên mạng.

"Đó là một vấn đề lớn đối với tất cả mọi người. Tôi nghĩ rằng khả năng nhận biết thông tin sai lệch của Gen Z quan trọng hơn các nhóm khác", bà Beth Goldberg - CEO Jigsaw, bộ phận thuộc Google - nói với CNBC.

Jigsaw là một đơn vị của Google được thành lập vào năm 2010 để nghiên cứu và theo dõi các hành vi lạm dụng, quấy rối và các thông tin sai lệch trên mạng.

Bà Goldberg cho biết Gen Z dành phần lớn thời gian cho mạng xã hội, trích dẫn một nghiên cứu gần đây do Google hỗ trợ về những lời giải thích cho việc giới trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch. Bà nói thêm về tình trạng “quá tải thông tin, trong đó khối lượng thông tin khổng lồ có sẵn có thể khiến việc phân biệt đâu là tin chuẩn, đâu là fake news trở nên khó khăn hơn.

Hơn một nửa số người thuộc thế hệ Gen Z nhận được hầu hết tin tức của họ trực tiếp từ mạng xã hội và thế hệ trẻ có nhiều khả năng tin những người có ảnh hưởng trực tuyến hơn các nguồn thông tin khác, nghiên cứu cho thấy. Bà Goldberg nói rằng những đặc điểm này không nhất thiết chỉ có ở Gen Z, nhưng chúng phổ biến hơn trong nhóm đó.

Và hơn một nửa số thành viên Gen Z dành hơn bốn giờ mỗi ngày trên mạng xã hội, gần gấp đôi tỷ lệ phần trăm của tất cả những người trưởng thành, theo một cuộc khảo sát của Morning Consult năm 2022.

Bà Goldberg nói: “Không chỉ Gen Z, mà tất cả chúng ta đều dễ bị các thông tin sai lệch đánh lừa".

Chúng ta cần làm gì để khiến các thông tin trên Internet trở nên đáng tin cậy hơn?

Sự lan truyền ngày càng tăng của tin giả là một điều đáng lo ngại, đặc biệt là mối đe dọa đối với nền dân chủ và sức khỏe cộng đồng. Vấn đề được cho là sẽ trở nên tồi tệ hơn, vì công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể giúp tạo ra và lan truyền tin giả một cách dễ dàng hơn.

Nhưng vấn đề có thể giải quyết được, Goldberg và các chuyên gia khác nói. Nó có thể yêu cầu cam kết từ nhiều nguồn khác nhau, từ các đơn vị như Jigsaw — đơn vị phát triển các công cụ AI có thể xác định các thông tin độc hại trên mạng — và công ty mẹ của nó là Google cho đến các chính phủ trên thế giới và từng người dùng internet.

Bạn có thể học cách phát hiện thông tin sai lệch bằng cách thực hành một thứ gọi là "lateral reading" (hành động đánh giá độ tin cậy của một nguồn bằng cách so sánh nó với các nguồn khác).

"Người dùng cần tra cứu nguồn thông tin, tra cứu tên trang web và nguồn gốc của trang web, đồng thời thực sự tìm hiểu và lấy các nguồn khác để xác minh nội dung mình đọc được có thực sự chính xác hay không", Goldberg nói.

Từ đó, bạn có thể chỉ ra thông tin sai lệch trong nhận xét của các bài đăng trên mạng xã hội, cung cấp bằng chứng cho thấy lý do tại sao một số tuyên bố có thể không có cơ sở hoặc chưa được xác minh. Goldberg nói rằng những bước kiểm tra trên là cực kỳ hiệu quả.

Các giải pháp tiềm năng khác nhằm loại bỏ tin giả

Các công ty công nghệ nên xuất bản các bản tóm tắt nội dung tốt hơn trên các nền tảng truyền thông xã hội để chống lại tình trạng quá tải thông tin. Và bản thân các nền tảng xã hội cần khuếch đại các nguồn thông tin đáng tin cậy, bà Goldberg nói. Google, Meta, Twitter và các công ty khác đã phải đối mặt với sự chỉ trích dữ dội vì đã cho phép thông tin sai lệch lan truyền trên nền tảng của họ.

Đáp lại, những gã khổng lồ công nghệ đó thường viện dẫn khó khăn trong việc loại bỏ các thông tin sai lệch trong thời gian thực. Google và Meta đã hủy kiếm tiền một số tài khoản nổi tiếng được liên kết với thông tin sai lệch, bao gồm cả phương tiện truyền thông nhà nước Nga sau cuộc xung đột với Ukraine.

Bà Goldberg cho biết: Kiếm tiền hóa là một chiến thuật thành công đáng ngạc nhiên: Doanh thu do thông tin sai lệch mang lại thường là “một động lực lớn khiến [những kẻ xấu] dành nhiều thời gian và công sức để tạo ra các nội dung có hại".

Google, Meta và Twitter đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận của CNBC Make It.

Bà Goldberg cho biết các quảng cáo lừa bịp trên các video YouTube ở Đông Âu đã thu hút được hàng chục triệu người xem, với một video phá vỡ những tuyên bố sai sự thật đang lan truyền về những người tị nạn Ukraine. Điều này cho thấy tình trạng thông tin sai lệch xuất hiện tràn lan trên mạng đang ở mức báo động.

Theo CNBC