ĐT Việt Nam - Thái Lan: Cuộc chiến pressing và thoát pressing

VietTimes -- “Ông Nishino Akira mới làm việc với đội tuyển Thái Lan nhưng dàn trợ lý của họ quá hiểu điểm mạnh, yếu của đội tuyển Việt Nam. Trận đấu trên sân Mỹ Đình đơn thuần sẽ là cuộc chiến pressing và thoát pressing giữa 2 đội bóng hàng đầu khu vực. Ai làm tốt hơn sẽ thắng”, BLV Đặng Gia Mẫn quả quyết.
"Trận đấu trên sân Mỹ Đình, đơn thuần sẽ là cuộc chiến pressing và thoát pressing giữa 2 đội bóng hàng đầu khu vực. Ai làm tốt hơn sẽ thắng”, BLV Đặng Gia Mẫn quả quyết.
"Trận đấu trên sân Mỹ Đình, đơn thuần sẽ là cuộc chiến pressing và thoát pressing giữa 2 đội bóng hàng đầu khu vực. Ai làm tốt hơn sẽ thắng”, BLV Đặng Gia Mẫn quả quyết.

Việc HLV Bert van Marwijk không mạnh dạn chơi pressing tầm cao mà đá đội hình thấp, phòng ngự số đông được cho là nguyên nhân của mọi nguyên nhân khiến UAE thua trận. Khó lý giải vì sao đẳng cấp vượt trội nhưng các cầu thủ UAE lại phải đá theo lối chơi của chủ nhà, để Tuấn Anh và hàng tiền vệ Việt Nam chủ động cầm bóng.

Việc chủ nhà Việt Nam cầm bóng 54% thời gian đã khiến cho UAE “đói bóng” không tổ chức tấn công được. Nhưng trận "đại chiến" Việt Nam- Thái Lan sẽ khác (?!!).

Bổn cũ, soạn lại

Chắc chắn, dù đá sân khách nhưng Thái Lan sẽ chủ động pressing, tổ chức vây bắt các cầu thủ Việt Nam ngay từ sân nhà. Trong trận đấu với Malaysia, dù thua ngược 1-2 nhưng các học trò của HLV Nishino Akira đã làm rất tốt việc khống chế thế trận. Họ cầm bóng 57%, tung ra 7 cú sút.

ĐT Việt Nam - Thái Lan: Cuộc chiến pressing và thoát pressing ảnh 1

Các học trò của HLVNishino Akira đáng chịu rất nhiều sức ép khi đấu với Việt Nam. Ảnh Changsuek

Những cuộc đội đầu giữa Việt Nam và Thái Lan, dù chỉ là trận giao hữu cũng mang màu sắc khá đặc biệt. Trước thời HLV Park Hang-Seo, chỉ bằng miếng đòn pressing toàn mặc sân “bầy voi chiến” đã gây không biết bao khó khăn cho các cầu thủ Việt Nam.

Sự xuất hiện của ông Park, màn tâm lý sợ thua được cởi bỏ, các cầu thủ Việt nam giờ đây đã pressing ngược lại đối thủ. Trận lượt đi trên sân khách Thammasat, với sự trở lại của Tuấn Anh  ở vị trí tiền vệ trung tâm, các cầu thủ Việt Nam đã có trận đấu cực hay dù kết quả hòa 0-0.

Khi mà 2 đội bóng đều chơi pressing, chấp nhận đôi công thì đội bóng nào có cá nhân giỏi việc thoát pressing, chuyển đổi từ phòng ngự sang tấn công tốt hơn sẽ có lợi thế. Ông Park đang có “báu vật” Tuấn Anh, để đối đầu với C.Songkrasin (18) linh hồn của lối chơi “bầy voi chiến”.

Trong lối chơi của đội tuyển Việt Nam, Hùng Dũng sẽ là cầu thủ ke vào chân thuận của đội phương, Tuấn Anh thường ngăn chặn đối phương chuyền bóng. Cầu thủ thứ 3 sẽ sẵn sàng phạm lỗi, nếu đối phương thoát khỏi bộ đôi tiền vệ trung tâm. Trong trận gặp UAE, Tuấn Anh đã ngăn chặn thành công 17/19 tình huống, một tỷ lệ cực cao đối với một tiền vệ lâu nay có xu hướng tấn công.

Kỹ năng thoát pressing

Trong đội tuyển Việt Nam hiện nay “chàng Nhô” chính là cầu thủ thoát pressing tốt nhất. Nếu trước đây Văn Đức thường phải dùng tốc độ để thoát pressing thì Tuấn Anh lại thường dùng bài “xoay compa”, khi bị 2-3 cầu thủ đối phương lao vào tranh chấp thì tiền vệ HAGL trụ vững 1 chân, chân còn lại xoay người che chắn bóng để thoát ra.

ĐT Việt Nam - Thái Lan: Cuộc chiến pressing và thoát pressing ảnh 2

Ông Nishino Akira sẽ thay đổi nhiều vị trí hàng phòng ngự trong trận gặp ĐT Việt Nam. Ảnh Changsuek.

Hiện nay, trung bình mỗi trận đấu trong màu áo của đội tuyển Việt Nam tiền vệ Tuấn Anh thường tung ra 60-70 đường chuyền, tỷ lệ chính xác trên 90%.

Đây là thông số kỹ thuật tốt hơn nhiều so với Abdullah Ramadan, cầu thủ UAE đá cùng vị trí và tiệm cận trình độ các tiền vệ hàng đầu châu lục.

Trong đội hình Thái Lan, tiền vệ trung tâm P. Sukjitthammakul (16) đang đá cho Chiangrai United là người chơi cùng vị trí với Tuấn Anh. Nhiệm vụ của cầu thủ này là tổ chức vây bắt Quảng Hải, Văn Toàn và gián tiếp phát động tấn công. Về kỹ năng phòng ngự của cầu thủ 24 tuổi này và Tuấn Anh là một chín, một mười, thậm chí tiền vệ Thái Lan có phần nhỉnh hơn ở các tình huống không chiến.

Tuy nhiên, trong đội hình 4-2-3-1 thì các đường bóng của Thái Lan phải thông qua một trong ba cái tên C. Songkrasin, S. Sarachart, E. Punya nên thường chậm hơn 1 nhịp so với Việt Nam. Khả năng phối hợp khu vực giữa sân của bộ đôi S. Yooyen và P. Sukjitthammakul không được ăn ý như Tuấn Anh với Hùng Dũng.

Mặc dù thua trận Malaysia nhưng theo nhận định của chúng tôi, hàng công của Thái Lan trên sân Mỹ Đình vẫn là Dangda đá cắm, phía sau là bộ ba C. Songkrasin, S. Sarachart, E. Punya. Tiền vệ Tuấn Anh và đồng đội đã từng phong tỏa rất tốt C. Songkrasin, S. Sarachart trên sân khách, nhưng lần này có thêm sự xuất hiện của E. Punya.

Với độ ổn định của đội hình, chắc chắn chúng ta sẽ giành được kết quả thuận lợi trong trận đối đầu mang tính quyết định trên sân Mỹ Đình.