“Đánh” Nga và Brexit, Anh tham vọng khôi phục đế chế toàn cầu

VietTimes -- Để thực hiện mục tiêu đầy tham vọng đưa nước Anh tới vị thế đế chế toàn cầu, giới cầm quyền ở London nhận thấy nhiệm vụ hàng đầu là loại bỏ ảnh hưởng của nước Nga đang trỗi dậy mạnh mẽ. Anh đi đầu trong các nước phương Tây phát động cuộc chiến tranh ngoại giao nhằm vào Nga...
Thủ tướng Anh Theresa May
Thủ tướng Anh Theresa May

Trong bối cảnh cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal và con gái Yulia bất ngờ sống lại và khỏe mạnh bình thường sau vụ scandal thế kỷ mà trong đó nhà cầm quyền Anh cáo buộc Nga sử dụng một loại vũ khí hóa học cực độc sát hại người này để rồi mượn cớ đó tiến hành một cuộc chiến tranh ngoại giao hội đồng chưa từng có nhằm chống phá Nga, giới phân tích nhận định đây là dấu hiệu ban đầu chứng tỏ chiến lược toàn cầu của London trong kỷ nguyên hậu Brexit đã bị phá sản.

Tham vọng của Anh trở lại vị thế đế chế toàn cầu

Trong bài phát biểu tại Hội đồng thành phố Lodon (ngày 13/11/2017),  Thủ tướng Theresa May phác thảo Chiến lược toàn cầu mới của Vương quốc Anh trong kỷ nguyên hậu Brexit. Những hành động của nhà cầm quyền London trong những tháng gần đây đã bước đầu hé mở mục tiêu đầy tham vọng của đế chế Anh là cùng với Hoa Kỳ tiếp tục đóng vai trò lãnh đạo thế giới [1].

Lodon vẫn tin rằng, xét theo các tiêu chí khách quan, Vương quốc Anh vẫn là siêu cường có tầm toàn cầu. Đó là, Anh là thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, có nền kinh tế lớn thừ 6 thế giới, là cường quốc hạt nhân, là thành viên của nhiều các câu lạc bộ quốc tế có ảnh hưởng nhất thế giới và là siêu cường văn hóa

Trên thực tế, ý đồ chiến lược phục hồi vị thế đế chế toàn cầu của Vương quốc Anh đã từng được đề ra trong một đề án đầy tham vọng có tên là Brexit. Thực chất, Brexit là một đề án nhằm đưa nước Anh rời khỏi EU và tái cấu trúc lại quốc gia này như là một đế chế toàn cầu. Do đó, không loại trừ khả năng các tập đoàn tài phiệt ở Lodon đã thông qua một tổ chức tư vấn chính trị mang tên Cambridge Analytica sử dụng cơ sở dữ liệu hàng chục triệu người dùng Facbook để thao túng quá trình trưng cầu dân ý theo hướng đưa nước Anh rời khỏi EU [2,3].

Nhìn lại vị thế các đế chế toàn cầu trong lịch sử chủ nghĩa tư bản thế giới

Quy luật phát triển theo chu kỳ chứng tỏ, chủ nghĩa tư bản đã trải qua lịch sử ba chu kỳ, trong đó mỗi chu kỳ kéo dài gần 100 năm do một siêu cường tư bản đóng vai trò kiểm soát nền kinh tế và chính trị thế giới.

Chu kỳ thứ nhất diễn ra trong thế kỷ XVIII do đế chế tư bản Hà Lan đóng vai trò chủ đạo. Trong chu kỳ này, Hà Lan nổi lên là cường quốc kinh tế tư bản số 1 thế giới do nhanh chóng nắm bắt và khai thác thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, đánh dấu sự chuyển biến cách mạng từ nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ giới hóa.

Chu kỳ thứ hai diễn ra trong thế kỷ XIX do đế chế tư bản Anh đóng vai trò chủ đạo. Trong chu kỳ này, nước Anh nổi lên thành cường quốc kinh tế tư bản số 1 thế giới do nắm bắt và khai thác thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, đánh dấu sự chuyển biến cách mạng từ nền sản xuất cơ giới hóa sang nền sản xuất điện khí hóa.

Chu kỳ thứ ba trong thế kỷ XX, trong đó đế chế tư bản Hoa Kỳ đóng vai trò chủ đạo. Trong chu kỳ này, Hoa Kỳ nổi lên thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới nhờ khai thác thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, đánh dầu sự chuyển biến cách mạng từ nền sản xuất điện khí hóa sang nền sản xuất tự động hóa nhờ các thành tựu của khoa học máy tính điện tử và công nghệ thông tin.

Đến đầu thế kỷ XXI, đế chế Hoa Kỳ bắt đầu lâm vào một cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống, mở đầu từ cuộc khủng hoảng trong năm 2008, mở đầu sự kết thúc chu kỳ thứ ba và bắt đầu hình thành chu kỳ thứ tư cùng với sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đánh dấu sự chuyển biến cách mạng từ kỷ nguyên Internet-kết nối con người trong thế kỷ XX sang kỷ nguyên Internet-kết nối vạn vật. Vì thế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn được được gọi là cuộc cách mạng Internet-vạn vật [3,4,5].

Hiện nay đang hình thành chu kỳ thứ tư của chủ nghĩa tư bản thế giới, thường được gọi là “chu kỳ châu Á”, trong đó nổi lên các cường quốc trên châu lục này, gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nga (quốc gia nằm trên hai châu lục Á-Âu). Trong khi đó, Mỹ vẫn theo đuổi tham vọng tiếp tục duy trì vai trò bá chủ thế giới, Trung Quốc theo đuổi “giấc mộng Trung Hoa” mà thực chất là “tham vọng bá chủ thiên hạ”, còn Liên minh châu Âu (EU) và Anh đều đưa ra chiến lược toàn cầu [1,6]

Vì thế, trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, ứng cử viên Donald Trump tuyên bố rằng trong cuộc bầu cử lần này các cử tri Mỹ không đơn thuần tiến hành cuộc bỏ phiếu cho một tổng thống mới sau nhiệm kỳ 4 năm mà là bỏ phiếu cho một sự lựa chọn có ý nghĩa lịch sử. Đó là đưa Hoa Kỳ thoát khỏi cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống và làm cho “nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Tuy nhiên, sau khi trở thành tổng thống, ông Donald Trump đã có nhiều quyết sách chứng tỏ Hoa Kỳ dường như đang từ bỏ vai trò lãnh đạo thế giới, quay về với chủ nghĩa biệt lập. Trong bối cảnh ấy, nhà cầm quyền London xúc tiến thực hiện ý đồ chiến lược phục hồi vị thế đế chế toàn cầu của nước Anh và cùng với Hoa Kỳ tiếp tục duy trì quyền kiểm soát thế giới.

Chống phá Nga-mục tiêu hàng đầu để đưa nước Anh trở lại vị thế đế chế toàn cầu

Để thực hiện mục tiêu đầy tham vọng đưa nước Anh tới vị thế đế chế toàn cầu, giới cầm quyền ở London nhận thấy nhiệm vụ hàng đầu là loại bỏ ảnh hưởng của nước Nga đang trỗi dậy mạnh mẽ. Ý đồ chiến lược này xuất phát từ học thuyết địa chính trị do nhà nghiên cứu chiến lược ở Anh Halford Mackinder khởi xướng vào năm 1904, trong đó định đề then chốt là xác định nước Nga là “trái tim của thế giới” và ai muốn kiểm soát thế giới thì nhất thiết phải kiểm soát được khu vực này.

Dựa trên cơ sở học thuyết này, giới tài phiệt ở London xây dựng chiến lược hướng tới vị thế bá chủ thế giới, trong đó nhiệm vụ then chốt là kiểm soát một vùng địa chính trị vô cùng quan trọng trên lục địa Á-Âu với hạt nhân là nước Nga [7]. Vì thế, sau Chiến tranh lạnh, Cựu Thủ tướng Anh John Major đã từng tuyên bố: “Nhiệm vụ của Nga sau thất bại trong Chiến tranh lạnh là khai thác và cung cấp tài nguyên cho các quốc gia thành đạt. Để làm điều này, dân số Nga chỉ cần duy trì ở mức 50-60 triệu người”. Do đó, hiện nay chống phá Nga là quốc sách hàng đầu trong chính sách đối ngoại của nhà cầm quyền Anh [7,8]

Từ đầu tháng 3/2018 tới nay, nhà cầm quyền Anh đi đầu trong các nước phương Tây phát động cuộc chiến tranh ngoại giao nhằm vào Nga liên quan tới vụ đầu độc bí ẩn nhằm vào cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal và con gái Yulia. Sự kiện này là “phát súng mở bản” chuỗi dài các hành động của nhà cầm quyền Anh thực hiện chiến lược chống phá Nga. Theo nhận định của giới phân tích quân sự, chính là Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) phối hợp với Cục tình báo Anh (MI6) dàn dựng chuyện “Nga sử dụng vũ khí hóa học cực độc sát hại cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal”. Vì thế, đã hơn 3 tháng, Lodon vẫn không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào trong chuyện cáo buộc Nga [9,10,11]

Nhận định về yêu cầu của Nga tới nay vẫn đòi nhà cầm quyền Anh đưa ra bằng chứng về vụ Sergei Skripal, ông Paul Craig Roberts, nguyên Cố vấn kinh tế của cựu Tổng thống Mỹ Ronand Reagan, nhận định:“Người Anh và người Mỹ không cần bằng chứng. Họ sẵn sàng dàn dựng ra đủ loại bằng chứng để chống phá Nga. Vì thế, Matxcơva không nên nghĩ rằng phương Tây có thể đưa ra bằng chứng bởi họ sẽ chẳng có bằng chứng nào cả” [12].  

Tham vọng đế chế toàn cầu chỉ là ảo vọng

Diễn biến tình hình chính trị-an ninh thế giới nhanh chóng và đầy kịch tính trong những ngày gần đây chứng tỏ tham vọng trở lại vị thế đế chế toàn cầu của Vương quốc Anh chỉ là ảo vọng. Để giành lại vị thế này, London phải dựa vào hai trụ cột chính là Mỹ và Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Thế nhưng, học thuyết Donald Trump “nước Mỹ trên hết” đang đẩy Mỹ vào thế bị cô lập và phản đối từ phía các đồng minh then chốt ở châu Âu, còn NATO đang ở trong tình cảnh “tồn tại hay không tồn tại” (“To Be Or No To Be”) và được ví như một “chiếc tàu đang đắm” trước hết xuất phát từ chính sách bài Nga sai lầm và sự bất động và chia rẽ về quan điểm về nhiều vấn đề then chốt của liên minh.

Vì thế, ngày 31/5/2018, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố đã đến lúc liên minh này phải hợp tác với Nga không chỉ để giải quyết các vấn đề chính trị quốc tế có liên quan mà còn để phát triển đất nước. Phó Thủ tướng Sebastian Kurs tuyên bố, đã đến lúc châu Âu cần dỡ bỏ các biện pháp cấm vận vô lý nhằm vào Matxcơva và chuyển sang hợp tác với Nga. Còn Tổng thống Pháp Emmanuel Macron-người được coi là “phát ngôn viên của EU” tuyên bố rằng, việc NATO không tuân thủ các nghĩa vụ của mình đối với Nga là một sai lầm lớn, đã tạo ra sự ngờ vực chính đáng từ Matxcơva và đã đến lúc cần chấm dứt tình trạng này [13,14]./.

Tài liệu tham khảo:

[1] Новая глобальная роль Великобритании  Об этом сообщает Рамблер. https://news.rambler.ru/other/39708706/?utm_content=rnews&utm_medium=read_more&utm_source=copylink

[2] T&T data mining project allegedly connected to Brexit, Donald Trump. .http://www.looptt.com/content/data-mining-project-tt-allegedly-connected-brexit-donald-trump

[3] Без Cambridge Analytica не случился бы Brexit - экс-сотрудник. http://nashagazeta.net/158638-bez-cambridge-analytica-ne-sluchilsya-by-brexit-eks-sotrudnik.html

[3] Новороссия: это наш СТАЛИНГРАД! http://www.warandpeace.ru/ru/exclusive/vprint/92687

[4]Периодическая система мирового капиталистического развития. http://www.warandpeace.ru/ru/exclusive/vprint/66601/

[5] Системный кризис капитализма, деградация человечества. А что ждёт Россию? https://topwar.ru/37966-sistemnyy-krizis-kapitalizma-degradaciya-chelovechestva-i-chto-zhdet-rossiyu.html

[6] A Global Strategy for the European Union’s Foreign and Security Policy 2016. Analytical Report [Online edition] / Arbatova N.K., Kokeev A.M., ed. – Moscow, IMEMO, 2017. – Available at: https://www.imemo.ru/en/index.php?page_id=645&id=3850 ISBN 978-5-9535-0505-5 DOI:10.20542/978-5-9535-0505-5 The report is dedicated to the analysis of the EU Global Strategy ―Shared Vi

[7] F. William Engdahl. Full Spectrum Dominance: Totalitarian Democracy in the New World Order. Paperback – October 10, 2009

[8] Владимир Лисичкин, Леонид Шелепин. Третья мировая информационнопсихологическая война. https://www.ozon.ru/context/detail/id/1369111/

[9] The British intelligence involvement in the Scripal and other cases. https://robinwestenra.blogspot.com/2018/03/the-british-intelligence-involvement-in.html

[10] CIA & MI6 may offer Skripals new IDs, relocation to Five Eyes country – report,. https://www.rt.com/uk/423517-skripals-cia-us-relocation/

[11] Небензя предположил, кто может стоять за "мегапровокацией" с делом Скрипаля. http://newshappens.ru/1427764-n2nebenzya-predpolozhil-kto-mozhet-stoyat-za-megaprovokaciey-s-delom-skripalya/

[12 ] В деле Скрипаля для Запада важны не факты, а дискредитация России, — пресса Германии.http://maxpark.com/community/13/content/6273283

[13] НАТО признает необходимость сотрудничества с Россией. http://maxpark.com/community/13/content/6354996

[14] Без России невозможно решить ни один вопрос: Австрия взяла курс на сотрудничество с Москвой. http://maxpark.com/community/13/content/6355071