Đặc sản OCOP thu về 100 tỉ đồng sau 800 phiên livestream

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Hiện đã có hơn 800 phiên live gắn logo "Chợ phiên OCOP" được thực hiện trên TikTok xuyên suốt 6 tháng qua, thu hút hơn 300 triệu lượt xem và mang về doanh thu hơn 100 tỉ đồng cho ngành hàng OCOP.

Các nhà bán hàng, nhà sáng tạo nội dung và chủ thể…cùng hợp tác mở buổi livestream tại sự kiện Cần Giờ.
Các nhà bán hàng, nhà sáng tạo nội dung và chủ thể…cùng hợp tác mở buổi livestream tại sự kiện Cần Giờ.

Khởi động chương trình "Chuyến xe OCOP" từ tháng 4/2023 với mục tiêu mở rộng đầu ra cho đặc sản địa phương và nâng cao năng lực số cho các chủ thể OCOP, đến nay, "Chợ phiên OCOP - Chiến dịch quảng bá nông đặc sản" đã trải dài xuyên suốt nhiều tỉnh, thành phố từ: Bắc Kạn, Sơn La, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh)... đồng thời sẽ tiếp tục mở rộng, nâng tầm hơn nữa quy mô chương trình trong giai đoạn tới.

Đây là hoạt động được TikTok phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức.

Tính đến quý 4/2023, đã có hơn 800 phiên LIVE gắn logo Chợ phiên OCOP được thực hiện xuyên suốt 6 tháng qua, thu hút hơn 300 triệu lượt xem và mang về doanh thu hơn 100 tỷ đồng cho ngành hàng OCOP.

Với quy mô được đầu tư lớn cùng tần suất diễn ra đều đặn theo tuần, TikTok đã kết nối với hơn 500 nhà sáng tạo và nhà bán hàng uy tín để đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với cộng đồng, đẩy mạnh kết nối giao thương sản phẩm, từ đó góp phần lan toả rộng rãi giá trị văn hóa vùng miền.

Hashtag #OCOP cũng không ngừng phát triển với hơn 850 triệu lượt xem tính đến thời điểm hiện tại. Những kết quả này còn được ghi nhận từ các khoá hỗ trợ, tập huấn nâng cao kỹ năng số về sản xuất nội dung, quảng bá và tiếp thị, giới thiệu bộ giải pháp quảng cáo sáng tạo TikTok for Business do TikTok tổ chức cho hơn 3.000 người bán đến từ hơn 30 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Bộ NNN&PTNT - càng tin tưởng rằng, chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh là giải pháp, là xu hướng tất yếu để các đơn vị sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tồn tại và phát triển. Ông Tiến đánh giá cao sự hợp tác với nền tảng mạng xã hội trong việc giải bài toán lâu dài cho lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Ông Tiến cho rằng, việc hợp tác này góp phần củng cố và hiện thực hóa mục tiêu và định hướng của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, góp phần gia tăng giá trị của nông sản của các địa phương, thiết thực tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

"Thông qua chương trình, hàng trăm chủ thể OCOP và nhà bán nông nghiệp có cơ hội tiếp cận công nghệ và quảng bá nông sản trên nền tảng số. TP. HCM sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số, xúc tiến thương mại số cho các sản phẩm OCOP nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung" - ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM - bày tỏ..

Trong 2 tháng đẩy mạnh chương trình, TikTok đã ươm mầm thành công các doanh nghiệp và chủ thể OCOP với doanh thu tăng trưởng vượt bậc từ vài triệu lên đến vài trăm triệu chỉ trong vài giờ livestream. Điển hình như đặc sản Hoa thịt chua Trường foods, tăng trưởng 409%; đặc sản Đại Bắc Kạn, tăng trưởng 179%; thương hiệu Tú Trinh food của Đồng Tháp, tăng trưởng 172%; Mật ong Phương Di của Gia Lai, tăng trưởng 122%; Món lạ vườn nhà của Lâm Đồng, tăng trưởng 85%;...