Trong bài phỏng vấn được đăng tải trên tờ KP của Nga, ông Anatoly Altshtein, chuyên gia về virus đến từ Viện Nghiên cứu Bệnh dịch học và Vi trùng học Gamaleya – đơn vị sản xuất vaccine Sputnik V – nói rằng vẫn chưa rõ về khả năng truyền nhiễm của biến chủng Omicron cũng như mức độ nguy hiểm của nó. Theo ông, dù cho nó có lây lan nhanh hơn biến chủng Delta, cũng phải mất nhiều tháng để nó trở thành biến chủng thống trị.
Ngay cả khi điều đó xảy ra, ông nói, vẫn chưa rõ liệu Omicron có gây ra con số tử vong nhiều hơn hiện tại hay không. “Hiện giờ, có nhiều lý do để tin rằng biến chủng Omicron có thể ít gây bệnh hơn”, ông nói, hàm ý biến chủng mới có thể ít khả năng gây ra biến chứng nặng hơn.
Đưa ra lời giải thích về giả thuyết này, ông Altshtein nói rằng “chúng ta đã thấy rằng Omicron có rất nhiều đột biến, nhiều hơn so với chủng Delta. Hơn 30 nghìn trong một gene duy nhất của protein gai của nó. Con số này quá nhiều, và điều đó có nghĩa rằng virus có bộ gene không ổn định. Nó có thể trở nên ít nguy hiểm hơn, bởi về mặt tiến hóa, một số lượng đột biến quá nhiều sẽ khiến khả năng gây bệnh của virus suy yếu.”
Theo vị giáo sư, nếu như quy luật này là đúng, vậy thì Omicron sẽ chỉ gây nguy hiểm trong một số ca nhiễm COVID-19 nhất định, và sẽ trở thành một dạng bệnh cúm theo mùa.
Ông nhấn mạnh rằng, thế giới vẫn còn hiểu quá ít về biến chủng mới bắt nguồn từ Nam Phi này, và điều tốt nhất có thể làm bây giờ là hết sức cảnh giác trong lúc các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu về nó.
Một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản và Israel, đã ban hành lệnh cấm đối với tất cả du khách nước ngoài, do lo ngại về Omicron.
“Chúng ta không nên lo lắng rằng biến chủng Omicron đang lan rộng” – Giáo sư Altshtein nói – “Mà điều nên lo là nó có thể trở thành biến thể nguy hiểm nhất, khiến cho tình trạng bệnh tồi tệ nhất.”
Nga đã ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 cao kỷ lục gần như mỗi ngày trong suốt vài tuần qua, trong khi số ca nhiễm cũng tăng đột biến. Chính phủ Nga cho hay tỷ lệ tử vong tăng mạnh là do chỉ có 40% dân số được tiêm vaccine, đồng thời hối thúc người dân đăng ký tiêm.
Quốc hội Nga hiện đang xem xét về đề xuất bắt buộc tiêm vaccine đối với những người tham gia giao thông công cộng, đi ăn ở các nhà hàng, quán café hay tham gia các sự kiện lớn trên phạm vi toàn quốc.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu