Chủ sở hữu Huawei thực sự là ai?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Nhắc đến chủ sở hữu Huawei, nhiều người trong số chúng ta sẽ nghĩ ngay đến nhà sáng lập công ty - ông Nhậm Chính Phi. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy.

Tại Huawei, công đoàn - đại diện cho các nhân viên nắm giữ cổ phần của công ty mới thực sự là chủ sở hữu.
Tại Huawei, công đoàn - đại diện cho các nhân viên nắm giữ cổ phần của công ty mới thực sự là chủ sở hữu.

Huawei được thành lập vào năm 1987. Thời điểm này, các ngân hàng hầu như không muốn cho các công ty nhỏ mới thành lập vay tiền. Huawei đã phải tìm cách tăng nguồn vốn cho chính mình bằng cách bán cổ phiếu cho nhân viên và các thỏa thuận tương tự như vậy vẫn đang được tiếp tục cho đến hiện nay.

Các nhân viên sẽ mua cổ phiếu của công ty bằng tiền của họ và nhận cổ tức hàng năm dựa theo số cổ phiếu mà họ có.

Họ cũng bầu chọn các thành viên để thành lập Ủy ban đại diện trên cơ sở một phiếu bầu cho mỗi cổ phần và Ủy ban này bầu ra Hội đồng quản trị của công ty.

Một hệ thống chia sẻ rủi ro và lợi nhuận như vậy cung cấp cho Huawei nguồn vốn mà công ty cần để tăng trưởng dài hạn và đặt nền tảng cho việc điều hành và quản lý.

Việc sở hữu tư nhân giúp Huawei tránh khỏi những áp lực ngắn hạn mà các công ty niêm yết công khai thường phải đối mặt. Điều này giúp Huawei có thể duy trì sự tập trung lâu dài vào nghiên cứu và phát triển trong khi các nhân viên sở hữu cổ phần có thể kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.

Ông Nhậm Chính Phi - nhà sáng lập kiêm CEO của Huawei.

Ông Nhậm Chính Phi - nhà sáng lập kiêm CEO của Huawei.

Hiện nhà sáng lập cũng là CEO của Huawei - ông Nhậm Chính Phi chỉ nắm khoảng 1% cổ phần, phần còn lại do công đoàn - đại diện của nhân viên công ty nắm giữ. Việc các công ty ở Trung Quốc thành lập công đoàn để đóng vai trò là nền tảng cổ phần của họ là điều phổ biến và hợp pháp.

Mặc dù nhiều phương tiện truyền thông cho rằng mô hình này là không rõ ràng và thiếu minh bạch nhưng nó thực sự không khác mô hình của các công ty do nhân viên làm chủ trên thế giới như John Lewis Partnership (Anh) hay Essilor (Pháp) là mấy. Trên thực tế, cơ cấu nhân viên sở hữu công ty đã được nhiều công ty Thụy Điển áp dụng.

“Nhiều người cáo buộc chúng tôi trở thành công ty hàng đầu toàn cầu nhờ sự hỗ trợ của chính phủ. Thực tế, công ty thành công vì lý do ngược lại: hoạt động độc lập và tuân theo logic của kinh doanh, không phải chính trị" - ông Jiang Xisheng, Chánh văn phòng hội đồng quản trị Huawei cho biết.

Từ khi thành lập vào năm 1987 cho đến đầu những năm 2000, Huawei đã cạnh tranh mạnh mẽ với các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp trong số đó đã buộc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động thậm chí đóng cửa hoàn toàn.

Kết quả này cũng không gây bất ngờ cho nhiều nhà phân tích, họ hiểu rằng trong hầu hết các trường hợp, các công ty do nhà nước sở hữu hoặc kiểm soát có xu hướng mất khả năng cạnh tranh do tình trạng quan liêu và hiệu quả thấp. Điều này đặc biệt đúng trong ngành công nghệ cao.

“Không ai sở hữu Huawei ngoài nhân viên. (…) Không tổ chức chính phủ nào chi phối các quyết định kinh doanh và đầu tư của Huawei” - ông Xisheng nhấn mạnh.

Theo Focus Malaysia