Tàu khu trục ROKS Kang Gam Chan- DDH-979 (hô hiệu HLFL) là tàu khu trục tên lửa lớp Chungmugong Yi Sunshin-được phát triển dựa trên chương trình KD-II của Hàn Quốc.
Tàu được hạ thủy tháng 3/2006 và đi vào hoạt động cuối năm 2007 với nhiệm vụ trinh sát, giám sát, tuần tra, chống ngầm, chống hạm, tấn công mục tiêu trên bộ.
Chiến hạm ROKS Kang Gam Chan có lượng giãn nước 5.500 tấn, dài 150m; Rộng 17,4m; mớn nước cao 9,5m. Tàu khu trục này được trang bị hai động cơ diesel MTU và 2 động cơ tuốc bin khí LM2500 cho phép đạt tốc độ tối đa 29 hải lý/h, tầm hoạt động tối đa khoảng 6.500 km, cùng biên chế thủy thủ đoàn 344 người.
Tàu được trang bị khí tài quân sự hạng nặng gồm hệ thống tên luwat hành trình hạm đối hạm, hạm đối đất, đối không và đối ngầm. Đặc biệt tàu được thiết kế thân vỏ giảm tín hiệu hồng ngoại đồng thời giảm diện tích phản xạ radar. Ngoài ra, con tàu được đánh giá là có khả năng sống sót cao, bảo vệ thủy thủ đoàn trước cuộc tấn công sinh-hóa học.
Để đối phó với mối nguy hiểm từ trên không, phía mũi hạm, Kang Gamchan được trang bị hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk-41 (32 ống) chứa tên lửa hành trình phòng không tầm cao SM-2 Block IIIA với tầm bắn từ 74-170km, độ cao bay tiêu diệt mục tiêu 24,4km. Hệ thống tên lửa hành trình này được sử dụng hệ dẫn đường quán tính ở pha giữa kết hợp đầu tự dẫn radar bán chủ động ở pha cuối.
Một hệ thống lá chắn phòng ngự, đánh chặn đáng nể của chiến hạm Kang Gamchan là tổ hợp vũ khí tầm ngắn Goalkeeper trước khi “chạm” vào tàu. Tổ hợp gồm: pháo tự động GAU-8/A 7 nòng cỡ 30mm, radar điều khiển hỏa lực. Goalkeeper có tầm bắn hiệu quả từ 350-2.000m, tốc độ bắn 4.200 viên/phút sẽ phá hủy tất cả mục tiêu lao về phía chiến hạm.
Đối với tác chiến trên không là vậy, trong tác chiến đối hạm, tàu tên lửa Kang Gamchan được trang bị hệ thống tên lửa hành trình đối hạm Harpoon với hệ thống tên lửa hạm đối hạm tầm ngắn RGM-84 với 8 ống phóng tên lửa (hai cụm 4 ống phóng bố trí chéo nhau) đặt ở khoảng giữa thân tàu. Với khả năng bay hai chặng (rời bệ bằng động cơ rocket phụ và khi đạt được độ cao ổn định bay bằng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt động) và điều khiển bằng hệ thống định vị quán tính, dẫn đường bằng radar chủ động, RGM-84 có thể xuyên nặng 222kg cùng tầm bắn mục tiêu lên đến 130km.
Ngoài ra, trên chiến hạm còn có tổ hợp ngư lôi chống ngầm mạnh mẽ với tổ hợp tên lửa chống ngầm Hong Sang Eo (cá mập đỏ) và hai cụm máy phóng ngư lôi cỡ 324mm được đặt 2 bên mạn hạm kết nối với hệ thống radar tự tìm và diệt mục tiêu.
Để tăng cường các hoạt động tác chiến trên không, hạm còn được trang bị 1 hangar và sân đỗ trực thăng phía đuôi tàu, đảm bảo hoạt động cho trực thăng săn ngầm Westland Lynx Mk99/99A.
Điểm đặc biệt trong hệ thống khí tàu của tàu Kang Gamchan nói riêng và lớp hạm Chungmugong Yi Sunshin là tất cả được trang bị hệ thống tên lửa hành trình đối đất tầm xa Hyunmoo-3 do Hàn Quốc tự thiết kế. Tên lửa được đặt trong 14 ống phóng thẳng đứng K-VLS, hành trình bằng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy, tốc độ hành trình cận âm, mang đầu đạn nặng 500kg với sức công phá lớn. Không chỉ vậy, tên lửa này được điều khiển bằng hệ thống định vị quán tính (INS) kết hợp định vị toàn cầu (GPS) với độ chính xác cao với nhiều biến thể cùng tầm bắn từ 500-1.500km.
Bên cạnh những khí tài tối tân, Kang Gamchan còn được trang bị pháo hạm 127mm Mk45 Mod 4 phía trước mũi với tầm bắn 24km, tốc độ bắn lên tới 16-20 viên/phút, và hệ thống sung máy được gắn quanh thân hạm giúp hạm ngăn chặn được sự đột nhập của các xuồng cao tốc.
Một điểm nổi bật đáng kinh ngạc của tàu khu trục Kang Gamchan là tàu được trang bị hệ thống thiết bị điện tử hiện đại với hệ thống quản lý chiến đấu SSCS Mk7 tự đánh giá mối đe dọa, ưu tiên mục tiêu, lập kế hoạch và lựa chọn loại vũ khí để tiêu diệt.
Điển hình là hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu tầm xa AN/SPS-49(V)5 có tầm hoạt động tới 474km, độ cao dò 45km; radar định vị mục tiêu MW08 có khả năng tự động phát hiện và theo dõi, tầm hoạt động 17km (với mục tiêu có diện tích phản xạ radar 0,1m2) hoặc 32km (với mục tiêu có diện tích phản xạ radar 2m2); radar kiểm soát hỏa lực STIR240; hệ thống định vị thủy âm lắp dưới thân tàu DSQs-21 và hệ thống định vị thủy âm bị động kéo rê phía sau giúp phát hiện tàu ngầm;
Tiếp đến là hệ thống tác chiến điện tử SONATA SLQ-200(V)K dùng để dò tìm tín hiệu vô tuyến phát từ radar tàu và tên lửa đối phương, đồng thời phát tín hiệu gây nhiễu gây khó khăn cho đối phương trong việc phát hiện và tấn công tàu,… là những thiết bị điện tử khiến các đối thủ khó có thể thoát khi bị hạm này khóa mục tiêu.
Tàu “siêu” hậu cần ROKS HWACHEON (AOE-59)
Không được trang bị khí tài mạnh mẽ như Kang Gamchan, nhưng tàu hậu cần ROKS HWACHEON (AOE-59) cùng được trang bị những vũ khí tự vệ như pháo hạm, súng máy và một sân đỗ trực thăng phía đuôi hạm.