Ngày 5/2, Văn phòng Thủ tướng Anh thông báo: “Thủ tướng đã yêu cầu ông Gavin Williamson rời khỏi chính phủ vì mất niềm tin vào khả năng phục vụ [của ông Williamson] trong vài trò Bộ trưởng Quốc phòng và thành viên nội các”.
Trong bức thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng Williamson, Thủ tướng Theresa May đã viết: “Đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng và gây thất vọng sâu sắc… Đó là lý do tại sao tôi ủy quyền cho Bộ trưởng Nội các thành lập cuộc điều tra về vụ rò rỉ chưa từng có từ cuộc họp của NSC tuần trước”.
Thủ tướng May cho biết thêm rằng cuộc điều tra đã cung cấp “bằng chứng thuyết phục cho thấy trách nhiệm [của ông Williamson] đối với thông tin bị tiết lộ trái phép. Không có bất kỳ lý nào có thể giải thích cho sự rò rỉ này”.
Trước đó, Telegraph đã báo cáo rằng Thủ tướng Theresa May sẽ cho phép Huawei tham gia triển khai mạng 5G tại Anh vào tháng 5, bất chấp cảnh báo từ một số cố vấn cấp cao của bà và chính phủ Mỹ về rủi ro an ninh trong công nghệ của công ty Trung Quốc.
Ông Williamson đã phủ nhận cáo buộc cho rằng ông đã tiết lộ thông tin trong cuộc họp kín vừa qua của NSC.
Bộ trưởng Phát triển Quốc tế, Bộ trưởng Phụ nữ và Bình đẳng, Penny Mordaunt được chỉ định thay thế vị trị trí của ông Gavin Williamson. Ảnh: BT
|
Sau khi ông Gavin Williamson bị sa thải, Văn phòng Thủ tướng đã chỉ định Bộ trưởng Phát triển Quốc tế, bà Penny Mordaunt làm người thay thế. Qua đó, bà Maraunt sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Anh.
Mỹ kiên quyết không từ bỏ lệnh cấm Huawei và ZTE
Thông tin Anh chấp nhận công nghệ 5G của Huawei rò rì trong bối cảnh Mỹ đang nỗ lực thuyết phục các đồng minh cấm cửa Huawei vì nguy cơ gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.
Trước đó, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Joshep Dunford đã cảnh báo rằng nếu các đồng minh của Mỹ sử dụng thiết bị Huawei thì Mỹ sẽ phải cân nhắc mối quan hệ hợp tác tình báo.
“Một trong những nền tảng của liên minh là khả năng chia sẻ thông tin. Khi chúng tôi chia sẻ thông tin với các đồng minh/đối tác, chúng tôi phải có các tiêu chuẩn chung về đảm bảo an toàn thông tin”, Tướng Joshep Dunford nói. “Chúng tôi phải chắc chắn rằng các bí mật của chúng tôi phải được bảo vệ, cho dù đó là thông tin tình báo hay chuyển gia công nghệ”.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan cho rằng mục đích của Trung Quốc là kiểm soát các cơ sở hạ tầng công nghệ toàn cầu, bao gồm 5G.
Bộ trưởng Patrick Shanahan nói thêm: “Huawei là điển hình của phương pháp tiếp cận có hệ thống, có tổ chức và hoạt động dưới sự chỉ đạo nhà nước Trung Quốc nhằm đạt được vị trí dẫn đầu thế giới về công nghệ tiên tiến”.
Năm ngoái, Lầu Năm Góc đã ban hành lệnh cấm phân phối các sản phẩm, bao gồm smartphone và modem, do Huawei và ZTE sản xuất tại các khu căn cứ quân sự của Mỹ trên toàn cầu vì tiềm ẩn rủi ro bảo mật.
Ngày 5/2, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Dave Eastburn đã tái khẳng định Mỹ sẽ duy trì lệnh cấm sản phẩm của Huawei và ZTE bởi “những thiết bị này tiềm ẩn rủi ro không thể chấp nhận được cho bộ phận nhân sự và thực thi nhiệm vụ”.
Cùng trong năm 2018, Giám đốc Tình báo Quốc gia; cùng lãnh đạo của FBI, CIA, NSA, Cơ quan Tình báo Quốc phòng và Cơ quan Tình báo Không gian Địa lý Quốc gia; đã đứng ra làm chứng trước các nhà lập pháp Mỹ về rủi ro an ninh mà Huawei và ZTE đặt ra.
“Chúng tôi đặc biệt lo ngại về những rủi ro khi cho phép bất kỳ công ty hay tổ chức nào liên quan đến chính phủ nước ngoài”, Giám đốc FBI Christopher Wray phát biểu trước Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ. “[Các công ty hay tổ chức này] cung cấp khả năng cài mã độc hoặc đánh cắp thông tin và thực hiện các hoạt động gián điệp”.
Theo CNBC
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu