Lãnh đạo Tổng cục thuế Bùi Văn Namcho rằng, nêu chưa đúng thì chỉnh lại có gì đâu (!).
Vừa qua,Cục Thuế các tỉnh, TP đãcông bố thông tin rộng rãi và tổ chức cưỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Có600 doanh nghiệp (DN) thuộc 63 Cục thuế địa phương bị cho là có nợ thuế đến thời điểm 30-6-2015.
Nêu sai nhưng vẫn chưa gỡ danh sách, chưa xin lỗi công khai
Ngay sau khi công văn được ban hành, nhiều DN đã có phản hồi khẳng định thông tin DN nợ thuế là sai sự thật, đồng thời yêu cầu Bộ Tài chính gỡ tên DN ra khỏi danh sách nợ thuế.
Nhưng đếnchiều 26-7, gần một tuần sau khi công bố danh sách 600 DN nợ đọng thuế, nhiềuDN bị bêu tên oan vẫn chưa nhận được lời xin lỗi công khai từ cơ quan thuế, cũng như chưa được rút tên khỏi danh sách này.
Đại diện một doanh nghiệp bức xúc cho biết"Chúng tôi chỉ là doanh nghiệp, còn phải giao dịch nhiều với ngành thuế,lên tiếng cũng ngại sau này bị làm khó".
Theo rà soát của Cục thuế Hà Nội, trong số 200 DN có 34 đơn vị bị bêu tên với số tiền nợ thuế không chính xác. 7 đơn vị không hề nợ thuế nhưng bị liệt vào danh sách nợ thuế kéo dài từ 10-50 tỉ đồng.
Ông Bùi Văn Nam - tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, ba địa chỉ đăng thông tin về số nợ thuế của DN là website của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Cục Thuế phải dỡ ngay lập tức những thông tin sai.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của TTO, tính đến tốingày 26-07, trang web Bộ Tài chính cùng hàng loạt website Cục Thuế địa phương vẫn còn đăng nguyêndanh sách các DN nợ thuế.
Theo đại diện Tổng cục thuế, lý do chưa thể điều chỉnh ngay là vì cơ quan thuế địa phương đang cùng DN rà soát, tính toán. Trên số liệu các Cục Thuế báo cáo về, Tổng cục thuế sẽ xin lỗi công khai một lần.
Theo bản đối chiếu số liệu thì hai doanh nghiệp này không bị nợ thuế. Tuy nhiên, hai doanh nghiệp này vẫn bị nêu tên trong danh sách nợ thuế - Ảnh: T.T.D. |
Bao giờ doanh nghiệpđược rửa oan?
Ông T.Đ - chủ một DN cho rằng: “Minh bạch tài chính, báo cáo thuế là nghĩa vụ của DN, thể hiện trách nhiệm của DN với Nhà nước, xã hội. Thuế và bảo hiểm xã hội là hai trong những tiêu chí nói lên hiệu quả hoạt động của DN không riêng gì lợi nhuận”.
Theo ông Đ, khi bị bêu tên nhầm, DN đã bị tổn hại uy tín, danh dự rất nghiêm trọng. Họ mất đi hình ảnh trong mắt đối tác trong nước lẫn nước ngoài,có thể mất những hợp đồng, ảnh hưởng doanh thu. Đồng thời DN mất thời gian và công sức để đi theo nhờđính chính.
“Đã bêu tên nhầm thì ngành thuếphải xin lỗi một cách công khai,để trả lại uy tín cho DN. Càng để lâu, DN càng bị ảnh hưởng. Chưa kể khi những thông tin sai lệch đó mỗi ngày càng được lan truyền trên mạng vàbị các trang web hay đối thủ cạnh tranh copy rồi đăng tải lên nhiều nơi khác nhau”, ông Đ. bức xúc.
Giám đốc kinh doanh một đơn vị bị bêu tên nhầm cho biết: “Mấy ngày qua, có rất nhiều đối tác, bạn bè gọi điện, liên hệ với DN về việc nợ thuế. DN phải đính chính cho từng người để họ hiểu. Nhưng như vậy là còn tốt chứ còn các đối tác không liên hệ thì mình không biết họ đang nghĩ gì về đơn vị mình. Họ nghĩ mình làm ăn thua lỗ mới nợ thuế và đánh giá DN mình thiếuuy tín, thiếu chuyên nghiệp thì phải kêu ai?”.
Tuy nhiên, khi được hỏi DNcókhiếu nại ngành thuế hay không, lãnh đạo DN đề nghị giấu tên nói:“Liên quan đến thuế thì nhạy cảm lắm!”.
Một DN khác kể rằngDN mình phải tự đi giải quyết việc bị bêu tên nhầm bằng cáchtrực tiếp đến Chi cục Thuế Q.1, TP.HCM để đối chiếu số liệu. Kết quả đối chiếu cho thấy, tính đến 30-6-2015, DN này không nợ thuế.
Niềm tin và trách nhiệm được nhắc đến trong một khẩu hiệu của Cục thuế Hà Nội - Ảnh tư liệu |
Bêu tên công khai thì phải xin lỗi công khai
Tại TP.HCM, chiều 24-07, một vài DNnhận được…văn bản xin lỗi riêngtừ Chi cục Thuế. Còn tại Hà Nội, chưa có động tĩnh gì.
Nhiều bạn đọccho rằngnhư vậy là thiếu công bằng. Ngành thuế đã đưa tên doanh nghiệp nợ thuế lên mạng, lên báo chíthì phải xin lỗi công khai trên cácphương tiện truyền thông hoặc chí ít phải đăng cụ thể lênwebsitecủa mình mới đúng, chứgởi thư riêng cho từng doanh nghiệp liệucó thỏa đáng?
Theo chuyên gia kinh tế, PGS. TS. Ngô Trí Long, ở nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt thì uy tín DN là cực kì quan trọng. Nợ thuế chứng tỏ hiệu quả sản xuất của DN chưa tốt. Khi thông tin DN nợ thuế, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của DN đó.
“Thuế vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của tổ chức, cá nhân. Đây là sự tắc trách của cơ quan thuế”, ông Long nhận định.
Bạn đọc Hồ Ân cho rằng: “Công bố thì các công bố trên tất cả phương tiện thông tin đại chúng, cònxin lỗi thì xin lỗi âm thầm từng doanh nghiệp như vậy là làm chưa đủtrách nhiệm. Khi lập danh sách cần phải rà soát lại một lần rồi mới công khai ra, giờ làm không đúng thì phải quy trách nhiệm rõ ràng”.
“Ai sẽ bồi thường cho những ảnh hưởng mà DN phải chịu? Ai sẽ bồi thường cho hàng trăm nhân viên của mỗi DN ấy khi đơn vị bị ảnh hưởng doanh thu?”, chị Thu Kiều (Q.11, TP.HCM) bức xúc.
Bạn Tùng Dương cho rằng: “Nói sai sự thật và thông tin sai sự thật trên phương tiện truyền thông cũng là một hình thức vu khống. Bộ Tài chính phải xử lý nghiêm những sai phạm trong vụviệc này”.
Luật sư Trương Thanh Đức - giám đốc Công ty luật Basico - cho rằng, đã sai thì phải xin lỗi, càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến DN.
Khi xin lỗi phải kèm theo thông tin công khai cho mọi người biết. Bản tin nào, danh sách nàocó tên DN phải rút ngay. DN hoàn toàn có thể kiện được cơ quan thuế vì sự sai sót không đáng có này.
Cùng quan điểm, luật sư Nguyễn Văn Hậu - phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM nhấn mạnh, cơ quan thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về độ chính xác của thông tin.
DN chứng minh được thiệt hại do thông tin đó gây ra có thể khởi kiện đòi cơ quan thuế bồi thường theo pháp luật về dân sự, đồng thời khiếu nại hoặc khởi kiện để yêu cầu cơ quan thuế thực hiện theo đúng luật báo chí và pháp luật hiện hành về việc công khai xin lỗi, đính chính.
Ông Ngô Trí Long cho rằng, về lâu dài, phải có chế tài xử lý cho những trường hợp tương tự.
Theo Tuổi trẻ